Phải phá dỡ 7 tòa nhà khi thi công 4 km hầm dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Nêu khó khăn với Tổ công tác của Thủ tướng, Hà Nội mong muốn sớm có hướng dẫn về chính sách giải phóng mặt bằng, tạm cư khi thi công các ga ngầm của tuyến đường sắt đô thị.

Mới đây, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện các dự án đầu tư tại địa phương đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Duy Đông, thành viên tổ công tác, chủ trì các buổi làm việc. Tham dự còn có đại diện nhiều Bộ như Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp...

Quy định với công trình ngầm

Tại buổi làm việc, UBND TP Hà Nội đã báo cáo 12 vướng mắc liên quan tới các dự án đầu tư công, 11 vướng mắc đối với các dự án đầu tư kinh doanh và 2 vướng mắc đối với các dự án PPP.

Một trong những vẫn đề nổi cộm của Hà Nội là thực hiện các dự án đường sắt đô thị. Đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông tin dự án Nhổn - Ga Hà Nội đang vướng mắc giải phóng mặt bằng, đặc biệt là chính sách bồi thường hỗ trợ người dân và tòa nhà bị ảnh hưởng khi thi công hầm.

Phai pha do 7 toa nha cho 4 km di ngam cua du an Nhon - Ga Ha Noi anh 1
Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Duy Đông chủ trì các buổi làm việc. Ảnh: MPI.

Hiện quy định Luật đất đai chưa có hướng dẫn cụ thể hỗ trợ quy trình xử lý với tòa nhà, hộ dân khi thi công tuyến hầm và ga ngầm.

Theo tính toán, trong khoảng 4 km đi ngầm thì có 7 tòa nhà phải phá dỡ, 43 tòa nhà phải tạm cư trước khi thi công khoan hầm. Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể chính sách bồi thường, không thu hồi đất, cùng tồn tại với công trình và nằm trong hành lang an toàn.

Đồng thời, sắp tới sửa đổi Luật Đất đai nên có quy định quyền sở hữu và quy định của công trình ngầm, tránh khiếu kiện của người dân trong tổ chức triển khai thực hiện.

Phai pha do 7 toa nha cho 4 km di ngam cua du an Nhon - Ga Ha Noi anh 2
Đoạn đi ngầm dài 4 km với 4 ga dự kiến vận hành vào cuối năm 2022. Ảnh: Việt Linh.

Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội, các dự án đầu tư công trên địa bàn TP thời gian qua đã gặp các vướng mắc liên quan đến công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm quyền lập thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chuẩn bị đầu tư, vướng mắc đối với quy định áp dụng hợp đồng trọn gói đối với gói thầu xây lắp quy mô nhỏ.

“Các vướng mắc trong công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A đang gây khó cho Hà Nội”, ông Tuấn nói. Bên cạnh đó, giải phóng mặt bằng cũng gây khó khăn cho quá trình triển khai các dự án.

Trong khi đó, Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết đối với các dự án đầu tư kinh doanh, một trong những vướng mắc lớn nhất liên quan đến quy định các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở theo quy hoạch để xây dựng nhà ở xã hội.

Theo ông Tuấn, ở Hà Nội, đất có giá trị thương mại rất cao, do vậy, việc xây dựng nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng là không phù hợp.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đề nghị Tổ công tác sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, nhất là khi trên địa bàn TP có nhiều dự án quy mô lớn, sử dụng vốn ODA.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết đã có 6 nội dung đã được làm rõ ngay tại hội nghị. 6/12 nội dung liên quan đến các luật, nghị định sẽ được rà soát lại, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền. Còn đối với dự án PPP, các tồn tại cũng tương đối rõ, cơ quan chức năng sẽ sớm đưa ra hướng dẫn.

“Một số nội dung cần phải trao đổi thêm, Tổ công tác cũng sẽ đề xuất phương án xử lý”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

Trong tháng 9 sẽ có báo cáo tới Thủ tướng

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh này đề nghị Tổ công tác hướng dẫn việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án có một phần đất do nhà nước quản lý và một phần đất phải thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các dự án sử dụng đất thương mại, dịch vụ.

Ngoài ra, Quảng Ninh đề nghị hướng dẫn thủ tục cho phép chuyển mục đich sử dụng đất khác sang làm đất ở thực hiện trước hay sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Việc thể hiện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở được thực hiện bởi dạng văn bản nào.

Một trong những vấn đề khác là hướng dẫn việc thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10%, thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên là so với chủ trương ban đầu được duyệt hay so với chủ trương điều chỉnh trước đó.

Tại buổi làm việc, Tổ công tác gồm đại điện nhiều Bộ như Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường... đã giải đáp ngay những thắc mắc cho tỉnh Quảng Ninh. Một số vấn đề khác vượt thẩm quyển sẽ được tập hợp để báo cáo cấp trên.

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết Tổ công tác sẽ làm việc với nhiều địa phương khác, đặc biệt nằm ở các vùng kinh tế trọng điểm, để lắng nghe những vướng mắc, kịp thời giải đáp, sớm đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Ông cũng nhấn mạnh ngay trong tháng 9 này sẽ có báo cáo được đầu tới Thủ tướng về những vấn đề mà các địa phương đề xuất tháo gỡ.

Theo zingnews.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top