Ô nhiễm không khí làm gia tăng các cơn bão

(khoahocdoisong.vn) - Tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị có thể làm cho các cơ bão gia tăng ở khu vực này.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị có thể làm cho các cơ bão gia tăng ở khu vực này.

Theo kết quả nghiên cứu do nhóm của Giáo sư Yuan Wang, thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ California (Mỹ) tiến hành, những cơn bão mùa đông ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đã mạnh hơn 10% so với cách đây 30 năm, trước khi các quốc gia châu Á bắt đầu bùng nổ công nghiệp hóa. Ô nhiễm không khí tăng mạnh ở Châu Á đã làm gia tăng cường độ các cơn bão ở khu vực Tây - Bắc Thái Bình Dương và gây ảnh hưởng đến nhiều nơi khác trên thế giới. Những hiện tượng thời tiết này khiến các cơn gió xoáy mạnh lên, mang khí lạnh di chuyển về phía nam, băng qua vùng trung tâm và phía đông nước Mỹ - hiện tượng thường được gọi là gió xoáy vùng cực.

TS Phạm Đức Thi, Viện KH&CN Khí tượng Thủy văn cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn bão nhiều lên nhưng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính. Khi nhiệt độ mặt nước biển tăng cao, những vùng nóng nhất trên đại dương sẽ hình thành các cơn bão. Vùng biển Tây Thái Bình Dương là vùng có nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ mặt nước biển đạt 28 độ C thì khả năng xuất hiện bão sẽ rất cao. Trên đất liền cũng vậy, khi nhiệt độ tăng sẽ làm cho không khí bốc lên hơi nước, hình thành các dòng thăng (khối khí di chuyển từ dưới lên, từ trên xuống). Các dòng thăng này hoạt động mạnh sẽ tạo ra các dòng xoáy, nguyên nhân chính để hình thành các cơn bão.

Tuy nhiên, theo các số liệu quan trắc ở Việt Nam thì số lượng các cơn bão vẫn dao động trong mức trung bình nhiều năm. Với tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, nguồn phát thải ô nhiễm không khí chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng số lượng nguồn thải tăng lên không ngừng cũng có thể coi là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội phải hứng chịu các cơn bão. Trong khi đó, đây vốn được coi là “vùng an toàn” tránh bão, lũ trong lịch sử. Điều này cần phải được tính đến.

Phong Lâm

Theo Đời sống
Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Theo các chuyên gia, sách khoa học có tính hàn lâm cao, kén độc giả. Tuy nhiên, nên coi đọc sách khoa học không chỉ là một sở thích, mà sách chính là hành trang quan trọng cho mỗi người.
back to top