<div> <p>Năm 1980, GS Vũ Trọng Hồng khi ấy là Hiệu phó Đại học Thủy lợi dẫn sinh viên đi nạo vét dòng sông Tô Lịch. Bùn đất được đắp mở rộng phân xưởng nhà máy Cơ khí ở Ngã Tư Sở. Trong ký ức người thầy, hai bên bờ sông còn là đường đất. Làng mạc, ruộng đồng nằm cách xa bờ một đoạn. Người dân trồng những bè rau muống, thả sát mép sông. Thủ đô khi ấy có 2,5 triệu người.</p> <div> <figure class="item_slide_show clearfix"> <div> <div><img alt="Hà Nội 'chết mòn' trong nước thải (bài 1)" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/14/ha-noi-chet-mon-trong-nuoc-thai-bai-1-1571718702_500x300.jpg" /> <div> </div> </div> <div> <div> <div> <div> <div> <video active-mode="720" ads="" adsconfig="{"adlist":[{"type":"preroll","tag":"https:\/\/pubads.g.doubleclick.net\/gampad\/live\/ads?sz=640x360|400x300|480x70|640x480|320x180&iu=\/27973503\/video.vnexpress.net\/Thoisu&impl=s&gdfp_req=1&env=vp&output=vast&unviewed_position_start=1&url=[referrer_url]&description_url=[description_url]&correlator=[timestamp]","skipOffset":"00:00:06","duration":"00:00:30"},{"type":"overlay","tag":"","script":"%3Cdiv%20id%3D%22div-gpt-ad-overlay%22%3E%3Cdiv%20style%3D%22height%3A70px%3Bwidth%3A480px%3B%22%3E%3C%2Fdiv%3E%3C%2Fdiv%3E%3Cscript%3Evar%20gR%3D!0%2CsR%3D%22div-overlay-0%22%2BMath.round(1E6*Math.random())%2CeL%3Ddocument.getElementById(%22div-gpt-ad-overlay%22)%3Bif(eL)%7BeL.firstChild.id%3DsR%3Bif(!window.googletag%7C%7C!googletag.apiReady)%7BgR%3D!1%3Bvar%20googletag%3Dwindow.googletag%7C%7C%7Bcmd%3A%5B%5D%7D%2Csb%3Ddocument.getElementsByTagName(%22script%22)%5B0%5D%2Csa%3Ddocument.createElement(%22script%22)%3Bsa.setAttribute(%22type%22%2C%22text%2Fjavascript%22)%3Bsa.setAttribute(%22src%22%2C%22https%3A%2F%2Fwww.googletagservices.com%2Ftag%2Fjs%2Fgpt.js%22)%3Bsa.setAttribute(%22async%22%2C%22true%22)%3Bsb.parentNode.appendChild(sa)%7Dtry%7Bgoogletag.cmd.push(function()%7Bvar%20a%3Dgoogletag.defineSlot(%22%2F27973503%2Fvnexpreess.net%2FDesktop%2Foverlay%2Foverlay.standard%22%2C%5B%22fluid%22%2C%5B1%2C1%5D%2C%5B480%2C70%5D%5D%2CsR)%3Ba%26%26(a.addService(googletag.pubads())%2CgR%3Fgoogletag.pubads().refresh(%5Ba%5D)%3A(googletag.pubads().enableSingleRequest()%2Cgoogletag.enableServices()%2Cgoogletag.pubads().refresh(%5Ba%5D)))%7D)%7Dcatch(a)%7B%7D%7D%3B%3C%2Fscript%3E","size":"480x70","offset":"30%","skipOffset":"00:00:01","duration":"00:00:15"}]}" controls="" data-ex="st=1&bs=0&pt=1" data-mode="240|360|480|720" data-subtitle="0" id="media-video-271817" max-mode="720" playsinline="" preload="auto" src="https://d1.vnecdn.net/vnexpress/video/video/web/mp4/,240p,360p,480p,,/2019/10/22/ha-noi-chet-mon-trong-nuoc-thai-bai-1-1571718702/vne/master.m3u8" style="width: 100%; height: 100%;" type="application/x-mpegURL" webkit-playsinline=""> </video> </div> </div> </div> <div>Hà Nội 'chết mòn' trong nước thải (bài 1)</div> </div> </div> </div> <figcaption class="desc_cation"> <div>Video: Nguy cơ dịch bệnh từ nước thải ở Hà Nội</div> </figcaption> </figure> </div> <p>Gần bốn mươi năm sau, dân số thủ đô hơn 8 triệu người sau bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính. Tô Lịch giờ là dòng nước đen đặc chảy xuyên qua 6 quận nội thành. Mỗi ngày, con sông hứng trực tiếp 150.000 m3 nước thải sinh hoạt của một triệu cư dân thành phố. Dọc khúc sông dài 14 km từ Cầu Giấy đến Thanh Trì có 280 cống xả thải. Những họng cống hình tròn, hình hộp, rộng từ 1 đến 5 mét, nằm trên thân bờ kè, cách nhau khoảng 50 mét.</p> <p>Dòng nước đen mà Tô Lịch tiếp nhận chỉ là một phần sáu lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ở Hà Nội. Mỗi ngày, người dân thủ đô giật bồn cầu, nấu ăn, tắm giặt... xả ra khoảng 900.000 m3 nước thải sinh hoạt. Chưa kể, còn khoảng 300.000 m3 nước thải công nghiệp, y tế, làng nghề. Hơn 2.000 cơ sở sửa chữa, rửa xe, kinh doanh xăng dầu thải trực tiếp dầu, mỡ ra hệ thống thoát nước.</p> <p>Dòng thải sinh hoạt mang theo cặn bã hữu cơ, xà phòng, hóa chất, kim loại nặng và vi trùng gây bệnh từ nhà vệ sinh, bếp ăn của hộ dân, nhà hàng đổ vào cống chung của thành phố. Chảy qua hệ thống cống rãnh chằng chịt cho đến khi ra mương, sông, nước chuyển màu đen và mang theo nhiều loài vi khuẩn, virus gây bệnh.</p> <p>Lượng dầu, mỡ xe đổ xuống sông hồ, không được xử lý chảy về trạm bơm và bơm ra sông Hồng, sông Đáy về hạ lưu. Điều này khiến nhà máy nước sạch các tỉnh thuộc hạ lưu sông Hồng bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm. Đây là "thủ phạm" khiến lượng dầu mỡ trong nước luôn dao động từ 0,5 - 2,5 mg/l, cao hơn quy định cho phép 2- 3 lần.</p> <p>Theo thống kê năm 2019 của Công ty thoát nước Hà Nội, chỉ 22% nước thải được gom qua nhà máy xử lý; 78% còn lại xả thẳng ra sông hồ, kênh mương.</p> <p><strong>Với hệ thống tiêu thoát nước do "lịch sử để lại", nước thải và nước mưa của Hà Nội hiện chung một đường ống</strong>. Trước thực trạng này, GS Vũ Trọng Hồng lo ngại, "những tích tụ của đô thị hóa lẫn công nghiệp như những đợt sóng ngầm, len lỏi dần vào đời sống cư dân thành phố. Cho đến một thời điểm nào đó có thể bùng nổ thành thảm họa không xử lý được nữa".</p> <p>Ông Hồng phân tích, kim loại hoặc một số chất trong nước thải không qua xử lý ngấm vào đất, nước ngầm lâu năm có thể tích tụ thành chất độc. Chúng quay trở lại đời sống dân cư qua thức ăn, nước uống hàng ngày. "Lúc bùng phát là đại dịch bệnh, hoặc gây ra những căn bệnh quái ác, không đơn thuần là hôi và bẩn nữa", ông nói.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Hà Nội chết mòn trong nước thải (bài 1) - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/25/nuoccong-2692-1570792863-5905-1573458542.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Một đoạn kênh thoát nước ùn ứ đầy rác thải. Ảnh: <em>Ngọc Thành. </em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span><strong>Nhắc đến hệ thống gom chung nước mưa và nước thải nêu trên, ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch TP Hà Nội coi là "ăn cơm mới nói chuyện cũ". </strong></span>Mười năm ông lãnh đạo Hà Nội (1994-2004) là thời kỳ đất nước chuyển mình từ bao cấp sang mở cửa. Công việc ngổn ngang khiến chính quyền thủ đô phải cân nhắc "đặt lên bàn cân việc nào trước, việc nào sau". Khi ấy, miếng ăn, cái mặc được ưu tiên hơn xử lý nước thải.</p> <p>Năm 1998, dự án thoát nước Hà Nội khởi động. Với tổng đầu tư 550 triệu USD từ nguồn vay ODA của Nhật, hệ thống được kỳ vọng sẽ giải quyết úng ngập cho đô thị lõi thủ đô, ranh giới từ sông Tô Lịch đến sông Hồng. Hệ thống cống nội đô dù được nâng cấp, vẫn gom chung nước mưa và nước thải vào cùng một đường ống. Thành phố chưa xây dựng được nhà máy xử lý, nên nước thải, nước mưa trộn lẫn vào nhau rồi xả thẳng ra mương, sông.</p> <p>"Lúc ấy lấy đâu ra tiền làm? Một ống cống chạy ngầm trong phố đâu phải là chuyện đơn giản", ông Nghiên lý giải.</p> <p>Việc mà chính quyền làm được khi ấy, là "dọn dẹp, cho kè lại mấy con sông". Hai mươi năm sau nhìn lại, ông nhận ra Hà Nội đã chậm trễ nhiều năm trong việc xử lý nước thải. Cách tối ưu nhất, theo ông bây giờ là "dứt khoát cống hóa cả bốn con sông trong nội thành (gồm Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét) để hạn chế ô nhiễm phát tán ra môi trường; không nên phơi mãi ra để người dân thủ đô phải chịu".</p> <p><span><strong>"Không phân tách được nước thải, nước mưa thành hệ thống riêng biệt để xử lý dẫn đến rất nhiều hệ hụy",</strong></span> ông Bùi Ngọc Uyên – đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết. Các loại chất thải hữu cơ, bùn đất, nước mưa trộn lẫn nhau gây tắc cống. Gặp một trận mưa to, nước thải kèm nước mưa chảy xuống ao hồ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ thống thủy sinh.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Hà Nội chết mòn trong nước thải (bài 1) - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/04/wqi-songnoithanh-7682-15707928-3341-6386-1573458542.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Kết quả quan trắc các sông nội thành từ 2014 - 2018 đều cho chỉ số chất lượng nước chủ yếu dưới mức 25, tương đương mức ô nhiễm rất nặng. Nguồn: <em>Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Năm 2015, Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng CECR khảo sát 30 hồ Hà Nội. Kết quả 25 hồ có dấu hiệu ô nhiễm đến ô nhiễm rất nặng. Quanh các miệng hồ Giảng Võ, Nghĩa Tân, Thủ Lệ... nhóm khảo sát đều tìm được 3 – 6 cống xả thải trực tiếp nước sinh hoạt xuống hồ.</p> <p>Kết quả quan trắc liên tục từ năm 2014 đến 2018 cho thấy, chỉ số chất lượng nước (WQI) của các dòng sông trong nội thành đều dưới mức 25, tương ứng ký hiệu màu đỏ. Riêng sông Tô Lịch đoạn chảy qua Nghĩa Đô, chỉ số có năm còn xấp xỉ 0. Đồng nghĩa với nguồn nước đã bị ô nhiễm cực kỳ nặng.</p> <p><strong>Tháng 7 năm 2009, HĐND TP Hà Nội họp kỳ thứ 18 đã ra nghị quyết xử lý 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất trên địa bàn thành phố</strong>. Đó là thu gom chất thải rắn, xử lý ô nhiễm nước mặt và môi trường không khí. Hà Nội định hướng từng bước tách nước thải và xử lý nước thải trước khi đổ vào sông, hồ; nâng cao năng lực xử lý tại nguồn cho cư dân, nhà hàng, làng nghề, cơ sở y tế, công nghiệp. Cho đến nay, chưa có dự án tách riêng nước thải nào được khởi động.</p> <p>Năm 2016, thành phố khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì) với tổng vốn đầu tư 16.200 tỷ đồng. Công trình thu gom, xử lý nước thải cho 7 quận, huyện, kỳ vọng "hồi sinh" các dòng sông chết. Nhà máy dự kiến năm 2019 hoàn thành, nhưng cho đến tháng 9 năm nay mới đạt khoảng 10% khối lượng.</p> <p><em>Sông Tô nước chảy trong ngần/ Con thuyền buồm trắng bơi gần bơi xa </em>chỉ còn xuất hiện trong ký ức thầy giáo Hồng, về đám sinh viên thủy lợi ngày ấy vừa gánh đất, vét bùn, vừa đọc thơ trêu ghẹo nhau. Sông Tô bây giờ không có con thuyền buồm trắng nào, chỉ có thuyền sắt của nhân viên môi trường đô thị ngày ngày vớt rác ùn ứ để khơi thông dòng thải. Người Hà Nội đi ngang qua Tô Lịch đều bịt mũi, đeo khẩu trang. Chỉ có ông tiến sĩ môi trường người Nhật dám <span>ngụp lặn trong bể thí điểm</span> làm sạch nước sông, để chứng minh một điều: nước sau xử lý đã đạt tiêu chuẩn, có thể rửa mặt được.</p> <p> </p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Nước thải đầu độc sông, hồ Hà Nội
Phần lớn nước thải ở thủ đô xả thẳng ra môi trường, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) của các dòng sông khu vực nội thành đều ở mức ô nhiễm rất nặng.
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Đà Nẵng: Không khí Giáng sinh rộn ràng phố phường
Lễ hội đón Giáng sinh – Chào Năm mới Đà Nẵng 2025 diễn ra trong 20 ngày (từ ngày 14/12/2024 đến ngày 2/1/2025). Ngoài không gian nổi bật, tiếng nhạc mừng Giáng sinh đã rộn ràng khắp nơi.
Khởi tố đối tượng tạt chất bẩn vào CSGT ở Hải Dương
Xin bỏ qua lỗi vi phạm nhưng không được, Nguyễn Đình Toàn đã bỏ đi, sau đó quay lại mang theo chất bẩn hất về phía bàn làm việc của cảnh sát giao thông.
Hà Tĩnh: Gây tai nạn chết người, nam thanh niên bỏ trốn khỏi hiện trường
Sau khi gây tai nạn dẫn đến chết người, nam thanh niên ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã điều khiển xe máy bỏ trốn khỏi hiện trường.
Thời tiết ngày 21/12: Hà Nội ngày nắng, Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa
Khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa.
Lấn biển làm khu thương mại tự do: Lãnh đạo Đà Nẵng nói gì?
Tại cuộc họp báo quý 4/2024, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lên tiếng trước những ý kiến băn khoăn về đề xuất lấn biển 300ha để làm Khu thương mại tự do.
Hà Nội thông báo phân luồng giao thông dịp lễ Tết
Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025.
Khởi tố một đối tượng cho vay nặng lãi “núp bóng” quán Internet
Từ tháng 9/2023 đến tháng 9/2024, Trần Mạnh Tùng đã cho 2 người vay tổng số tiền 240 triệu đồng với lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày, tương đương mức lãi suất 182,5%/năm.
Diễn văn của Tổng Bí thư tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐNDVN
Xin trân trọng gửi đến quý độc giả toàn văn diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Chiến sự ở Kurakhove: Quân Ukraine lại chui vào “rọ mới” của quân Nga
Quân đội Nga (RFAF) đã tạo được một bước đột phá khác trên hướng Kurakhove ở phía tây Donetsk, khi tiến vào làng Zelenivka, ở phía bắc tuyến phòng thủ sông Sukhi Yaly.
Tấn công áp đảo, quân Nga nhanh chóng chiếm 2 ngôi làng ở Kursk
Mới đây, quân Nga tuyên bố đã chiếm giữ được hai ngôi làng quan trọng ở Kursk, từ đó khiến tuyền phòng thủ của Ukraine bị lung lay.