<div> <p style="text-align: justify;">Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), TS Hoàng Dương Tùng chia sẻ, tại các quốc gia phát triển, vùng cấp nước sinh hoạt được phân định rõ ràng, được bảo vệ nghiêm ngặt bằng hàng loạt biện pháp kỹ thuật.</p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam chưa có quy hoạch nguồn nước, 1 đoạn sông có thể vừa dùng để tưới tiêu, vừa dùng cho hoạt động giao thông lại vừa phục vụ nước ăn uống.</p> <p style="text-align: justify;">"Có nơi nước xả thải từ trang trại lợn chỉ cách nơi cấp nước sinh hoạt vài cây số. Đây là lỗ hổng lớn nhất trong quản lý nguồn nước hiện nay” - ông Tùng nói. </p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Khi nước thải từ trang trại lợn cách chỗ cấp nước sinh hoạt vài km" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/13/an-ninh-dau-nguon-nuoc-long-leo-ngay-tu-dau-nguon-2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">An ninh nguồn nước còn lỏng lẻo. Ảnh: SOS</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span>Cần quan trắc đầu nguồn</span></p> <p style="text-align: justify;">Ông Tùng cho hay, Việt Nam hiện quản lý nguồn nước theo quy chuẩn. Tùy vào mục đích sử dụng như nước dùng cho mục đích ăn uống, giao thông, tưới tiêu, thủy sản sẽ áp dụng các quy chuẩn khác nhau.</p> <p style="text-align: justify;">Nước dùng cho ăn uống đang áp dụng quy chuẩn cao nhất (QCVN 01 của Bộ Y tế với 107 chỉ tiêu). Điều đó cho thấy chúng ta đặt chất lượng nước ăn uống là quan trọng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Cùng 1 lưu vực sông nhưng do mục đích sử dụng khác nhau nên quy chuẩn của mỗi đoạn sông lại có sự khác biệt.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, việc quy hoạch xác định mục đích sử dụng nước các lưu vực sông, vùng nào là tưới tiêu, vùng nào là thủy sản, vùng nào là nước sinh hoạt lại chưa có. Việc quy hoạch sử dụng nguồn nước chưa có ở cấp quốc gia, một số vùng mới có, địa phương nơi có nơi không. </p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Khi nước thải từ trang trại lợn cách chỗ cấp nước sinh hoạt vài km" src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/25/an-ninh-dau-nguon-nuoc-long-leo-ngay-tu-dau-nguon.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Cùng một lưu vực sông nhưng mục đích sử dụng mỗi đoạn khác nhau dẫn tới hệ quy chuẩn có sự khác biệt</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">“Chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy nhiều mâu thuẫn. Chúng ta quản lý sông ngòi theo lưu vực nên đoạn trên dùng nước tưới tiêu, nông nghiệp, dưới lại dùng cho nước sạch sinh hoạt, điều này rất mâu thuẫn. Có xác định được mục đích sử dụng mới quan trắc, so sánh theo quy chuẩn nào và có ô nhiễm hay không", TS Hoàng Dương Tùng nói.</p> <p style="text-align: justify;">Nguyên Phó tổng cục trưởng cho hay, việc quản lý nguồn nước mặt cho nước sạch còn rất lỏng lẻo, không xác định được cụ thể vùng nào là vùng cấp nước sạch. Nước khác quản lý rất chặt. Vùng cung cấp nước ăn phải có quan trắc, hệ thống an toàn, ứng phó sự cố.</p> <p style="text-align: justify;">WHO cũng đã khuyến cáo để có giải pháp an toàn cho vùng nước uống; phải có hệ thống quan trắc; đặt quan trắc ở đâu, bao nhiêu, như thế nào, sự cố xảy ra thì làm như nào chứ không phải sau 1 tuần xảy ra sự cố mới ngăn chặn…</p> <p style="text-align: justify;">"Rõ ràng tôi có cảm giác chưa có quy trình hoặc có mà thực hiện chưa tốt, trong đó có cả việc chúng ta chưa có biện pháp xác định vùng nào là vùng tưới tiêu, nước sinh hoạt. Hàng trăm thông số như vậy, không phải thông số nào cũng quan trắc tự động được", ông Tùng nói. </p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Khi nước thải từ trang trại lợn cách chỗ cấp nước sinh hoạt vài km" src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/25/an-ninh-dau-nguon-nuoc-long-leo-ngay-tu-dau-nguon-4.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Theo TS Hoàng Dương Tùng, cần rà soát tổng thể các nguồn thải ở thượng nguồn, đặt trạm quan trắc đánh giá chất lượng nguồn nước</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Những khu vực sử dụng, quy hoạch phân vùng nước sạch cần công bố ngay những sông suối đó và có phương án bảo vệ an toàn vùng cấp nước đầu nguồn.</p> <p style="text-align: justify;">Không chỉ sông Đà mà sông Đuống, sông Hồng, sông Đồng Nai... phải kiểm tra ngay lại, phải triển khai các biện pháp an toàn tối đa, phải rà soát ngay các khu vực đó.</p> <p style="text-align: justify;">Thứ 2, cần tổng rà soát nguồn thải. Tại khu vực quy hoạch cấp nước sạch sinh hoạt, cần xác định các nguồn thải ở xung quanh, đơn vị nào không tuân thủ yêu cầu thì phải cương quyết di dời đi chỗ khác.</p> <p style="text-align: justify;"><span>Kiểm soát váng dầu thải từ tàu bè trên sông</span></p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Khi nước thải từ trang trại lợn cách chỗ cấp nước sinh hoạt vài km" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/05/an-ninh-dau-nguon-nuoc-long-leo-ngay-tu-dau-nguon-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Trung tâm SOS khuyến cáo kiểm soát nguồn váng dầu thải từ hoạt động tàu bè trên sông</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam khuyến cáo: Việc đổ trộm dầu thải ra nguồn nước sông Đà sẽ không là phải là trường hợp duy nhất nếu chúng ta không thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa. </p> <p style="text-align: justify;">Bộ GTVT đã ban hành thông tư 20/VBHN-BGTVT ngày 19/11/2013 qui định các phương tiện thủy nội địa không được xả nước nhiễm dầu đáy tàu ra ngoài môi trường mà phải lắp đặt máy phân ly dầu nước, hoặc bố trí két/thùng chứa nước thải nhiễm dầu (nếu công suất máy thủy dưới 220kW) đưa lên bờ xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên quy định này rất khó kiểm soát, các phương tiện thường bơm nước nhiễm dầu trực tiếp ra sông.</p> <p style="text-align: justify;">Chưa kể nguy cơ tàu thuyền chở hàng hóa là hóa chất nguy hiểm bị va đâm thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa. </p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Khi nước thải từ trang trại lợn cách chỗ cấp nước sinh hoạt vài km" src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/30/an-ninh-dau-nguon-nuoc-long-leo-ngay-tu-dau-nguon-3.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Lưới ngăn váng dầu khuếch tán. Ảnh: SOS</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Bồn chứa ngầm của các cửa hàng xăng dầu, các tàu kinh doanh xăng dầu trên mặt nước cũng tiềm ẩn sự cố.</p> <p style="text-align: justify;">"Hiện nay việc quản lý hoạt động của các cơ sở sử dụng xăng dầu còn rất lỏng lẻo. Chính quyền địa phương cần rà soát tất cả các điểm nguy cơ dọc 2 bên gần bờ sông Đà, kiểm tra tuổi thọ, chất lượng bồn chứa ngầm các cửa hàng xăng dầu, hoạt động của các nhà máy trong lưu vực sông. </p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, cần tiến hành các biện pháp phòng ngừa chủ động như lắp đặt phao quây dầu cố định trước cửa lấy nước cùng với màng lọc dầu chuyên dụng SOS-1 có khả năng giữ lại các hạt dầu khuếch tán chìm trong nước.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cần lắp đặt hệ thống quan trắc tại khu vực lấy nước vào nhà máy cũng như trên thượng nguồn để có thể cảnh báo kịp thời khi phát hiện bất thường. Việc này cần được làm gấp rút vì đây là vấn đề an ninh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người dân", Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam trăn trở. </p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Khi nước thải từ trang trại lợn cách chỗ cấp nước sinh hoạt vài km
Cùng 1 đoạn sông có thể vừa dùng để tưới tiêu, vừa dùng cho hoạt động giao thông lại vừa phục vụ nước ăn uống. Vấn đề an ninh nguồn nước ở Việt Nam còn lỏng lẻo.
Đà Nẵng: Các trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Ukraine mất kiểm soát Donbass, 200.000 quân Nga chuẩn bị tấn công Zaporozhye
Theo tờ Bild của Đức ngày 27/10, chỉ trong 3 ngày qua, Quân đội Nga đã chiếm được 8 khu dân cư gồm: Bogoyavlenka, Katerinovka, Alexandro Bol, Gornyak, Selidovo, Shakhtyorskoye, Vishnevoy và Izmailovka. Tất cả những vị trí này đều ở mặt trận Donbass.
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường sang Trung Quốc sáng 5/11, dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, Hội nghị ACMECS, Hội nghị cấp cao CLMV...
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.