Nữ cán bộ ngành y tìm ra “lối thoát” sau 47 năm bị viêm xoang mạn tính

(khoahocdoisong.vn) - Mắc phải chứng bệnh viêm xoang từ năm 16 tuổi, hầu như tháng nào, bà Hoa cũng phải “làm bạn” với kháng sinh và thuốc xịt mũi. Có những thời điểm, bà phải tiêm thuốc vào đường tĩnh mạch ở hai bên đùi nhiều đến mức đau nhức chẳng thể đi lại được. Ấy vậy mà căn bệnh “khó tính” này vẫn cứ đeo đẳng bà mãi không chịu buông tha.

Viên xoang - căn bệnh phổ biến

Những năm trở lại đây, viêm xoang trở thành bệnh lý phổ biến ở nước ta, chiếm khoảng 25 - 30% tổng số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong điều kiện môi trường o nhiễm như hiện nay.

Bản thân tôi (PV) cũng mắc phải căn bệnh viêm xoang mạn tính từ năm 17 tuổi. Tôi đã từng nhiều lần tới bệnh viện chọc rửa xoang, tiêm và uống không biết bao nhiêu loại thuốc mà chẳng khỏi. Đến bây giờ, ngồi nhớ lại những lần chọc rửa xoang, tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cảm giác nhức nhối, đau buốt xộc lên tận óc. Mỗi lần chọc rửa xoang như vậy, dịch nhầy cùng máu từ bên trong mũi chảy ra rất nhiều khiến tôi hoảng sợ.

Bệnh nặng, tôi bị ngứa mũi, nhức hốc mắt, đau nửa đầu, lúc nào cũng sụt sịt như người húp canh. Sau này, do xì nước mũi quá nhiều, tôi bị ù đặc cả hai tai và dẫn tới viêm tai. Quả thực, viêm xoang không gây chết người nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống của tôi một cách đáng kể. Hầu như tháng nào căn bệnh này cũng “gõ cửa” hỏi thăm tôi vài lần. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thay đổi hay trời trở lạnh, tôi liên tục bị bệnh hành hạ, rơi vào tình trạng mất ngủ, da dẻ xám xịt, người hâm hẩm sốt, làm việc kém hiệu quả.

Từ ngày mắc bệnh viêm xoang, trong nhà tôi lúc nào cũng trang bị đầy đủ các loại thuốc xịt mũi, giảm đau, hạ sốt để đề phòng mỗi khi “lên cơn”. Dù đã uống thuốc và tiêm kháng sinh đến tê dại cả 2 cánh tay, bệnh của tôi vẫn chẳng lay chuyển. Nghe người ta mách hái cây hoa cứt lợn giã nát rồi vắt lấy nước nhỏ vào mũi sẽ khỏi viêm xoang tôi cũng làm theo nhưng thực sự không đạt được kết quả như mong muốn. Sau cùng, tôi quyết định “sống chung với lũ” và thầm chấp nhận một cơ thể mệt mỏi, rệu rã dù mới chỉ 27 tuổi.

Đại tá.TTƯT.BS Quách Tuấn Vinh bắt mạch cho bệnh nhân.

Đại tá.TTƯT.BS Quách Tuấn Vinh bắt mạch cho bệnh nhân.

Người ta nói, ông trời không tuyệt đường sống của ai bao giờ quả thực không sai khi may mắn cho tôi gặp được Đại tá.TTƯT.BS Quách Tuấn Vinh và Trung tâm Cấy chỉ - Phục hồi chức năngMinh Quang. Sau 2 lần điều trị cấy chỉ tại đây, hiện tại sức khỏe của tôi được cải thiện đáng kể, bệnh viêm xoang thuyên giảm tới 75%. Tôi ăn ngủ tốt, chẳng bị ngứa mũi, hâm hẩm sốt hay đau nhức đầu. Thỉnh thoảng tôi có hắt hơi vài lần nhưng không đáng kể.

Tại Trung tâm Cấy chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang, tôi gặp rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh viêm xoang từ phương pháp cấy chỉ Bản sắc Việt. Thế nhưng, chỉ đến khi thực sự trở thành bệnh nhân và có những trải nghiệm đáng quý, tôi mới hoàn toàn thấu hiểu.

Tiêm nhiều đến mức không đi lại được

Tương tự, bà Nguyễn Thị Liên Hoa (SN 1954, ở ngõ 165 Cầu Giấy, Hà Nội) bị viêm xoang nặng. Từng công tác trong ngành y, hơn ai hết bà Hoa hiểu rất rõ về căn bệnh oái oăm của mình. Vậy nhưng dù đã đổi qua rất nhiều loại thuốc, vệ sinh mũi sạch sẽ và có chế độ nghỉ ngơi, kiêng khem hợp lý, thế nhưng bà Hoa vẫn phải chịu “bó tay” trước viêm xoang. Bà cho biết, bà bị viêm xoang từ năm 16 tuổi, ban đầu cũng chỉ là những lần hắt hơi, sổ mũi thông thường giống như cảm cúm. Nhưng rồi bệnh nặng thành các đợt viêm xoang phát cấp, phải xông rửa mũi và uống kháng sinh. Khi bệnh trở nặng, hầu như tháng nào bà cũng bị bệnh hành hạ tới đôi ba lần. Mẹ bà khi đó làm trong ngành y đã tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch vào đùi bà, tiêm nhiều tới mức hai bên đùi đau cứng không thể đi lại được. Tuy nhiên, uống thuốc hay tiêm cũng chỉ có tác dụng với thể cấp tính, làm dịu lại cơn tái phát chứ điều trị viêm xoang mạn tính như của bà thì hiệu quả không cao.

Thực hiện cấy chỉ bản sắc Việt tại Trung tâm Cấy chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang.

Thực hiện cấy chỉ bản sắc Việt tại Trung tâm Cấy chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang.

“Sau này, tôi thường xuyên bị sốt, đau đầu, đau nhức sau gáy. Ban đêm, khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, cơn nhức đầu tăng lên khiến tôi khó ngủ, mệt mỏi và ngủ không sâu giấc. Tôi nghĩ mình bị xoang sàng sau. Xoang sàng sau cùng với xoang bướm là các xoang thuộc nhóm xoang sau, chúng thông với hốc mũi qua các lỗ ở phía sau. Do vậy, khi bị viêm, dịch từ xoang sàng sau không chảy xuống phía trước và ra ngoài như khi bị sổ mũi mà chảy xuống họng phía sau, khiến cho tôi có cảm giác ngứa họng, ho và muốn khạc nhổ. Qua tìm hiểu, tôi được biết, xoang sàng sau nằm sâu trong hốc mũi, sau mắt nên các triệu chứng thường xảy ra âm ỉ, khiến cho việc khám và điều trị gặp nhiều khó khăn”.

Cũng theo lời kể của bà Hoa thì khi bị bệnh viêm xoang, bà phải uống nhiều thuốc kháng sinh lại kèm thêm cả thuốc giảm đau nên cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn bực, ngây ngấy khó chịu. Bà Hoa còn cho rằng, việc uống quá nhiều thuốc kháng sinh cũng khiến gan của bà ảnh hưởng, thường xuyên bị nóng.

Biết đến cấy chỉ Bản sắc Việt nhờ báo

Suốt 47 năm bị viêm xoang hành hạ, bà Hoa triền miên trong vòng quay của những cơn hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch, đau đầu và nhức nhối phần sau gáy. Chữa trị nhiều nơi không khỏi may mắn trong 1 lần đọc báo bà biết đến phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng hình thức cấy chỉ huyệt đạo tại trung tâm của Đại tá.TTƯT.BS Quách Tuấn Vinh. Nhận thấy cấy chỉ có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh nan y, mạn tính, bà đã tìm đến địa chỉ trên để thăm khám.

Lần cấy chỉ thứ nhất, tôi thấy bệnh không có nhiều dấu hiệu cải thiện. Đợt cấy chỉ thứ 2 cũng là lúc tôi đang bị viêm xoang cấp. Buổi chiều cấy chỉ xong, tôi về nhà dùng nước muối sinh lý rửa mũi như mọi khi. Kỳ lạ là lần này, từ trong mũi của tôi chảy ra rất nhiều dịch mủ màu xanh, ước lượng phải được khoảng 1 chén con. Trông rất kinh khủng. Thấy vậy, tôi khá lo lắng, thắc mắc lẽ nào mình lại bị nặng hơn trước. Ngay lập tức, tôi lấy điện thoại gọi cho Đại tá.TTƯT.BS Quách Tuấn Vinh. Vừa nghe tôi trình bày xong, ông cười ồ rồi nói: “Chúc mừng chị! Chị ra nhiều dịch thế là rất tốt, như vậy bệnh mới nhanh chóng khỏi. Chị cứ yên tâm điều trị nhé!”. Đồng thời, ông cũng giải thích cho tôi hiểu tại sao lại có hiện tượng như thế xảy ra.

“Đến nay tôi đã cấy chỉ được 4 lần và vẫn cần phải điều trị thêm. Tuy nhiên, hiện tại, tôi đánh giá căn bệnh này đã thuyên giảm được tới 80% so với trước đây. Những ngày thời tiết lạnh giá như thế này, tôi chỉ có chút cảm giác khó chịu nhẹ ở mũi nhưng đau đầu, đau gáy thì hết hẳn. Mủ xanh cũng không chảy ra nữa, thỉnh thoảng chỉ ra nước mũi trong thôi. Tôi mừng lắm”, bà Hoa chia sẻ.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top