Những trường hợp buộc ngân hàng cung cấp tài khoản để thu thuế

(khoahocdoisong.vn) - Cơ quan thuế sẽ yêu cầu cung cấp tài khoản đối với vụ việc, đối tượng cụ thể theo trình tự, không yêu cầu ngân hàng cung cấp toàn bộ tài khoản cũng như số dư thanh toán của tất cả khách hàng...

Chính phủ đã ban hành một số các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, trong đó Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12/2020 và được áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2021. Theo quy định của Nghị định 126, các ngân hàng thương mại phải chuyển dữ liệu thông tin tài khoản cá nhân cho cơ quan thuế. Đây được xem là biện pháp ngăn chặn trốn thuế của các cá nhân có hoạt động trên môi trường thương mại điện tử xuyên biên giới.

Về việc ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cá nhân cho cơ quan thuế, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, các thông tin tài khoản cá nhân được cung cấp sẽ phục vụ để giám sát các giao dịch xuyên biên giới của Google, Facebook, Youtube về Việt Nam, khi tài khoản giao dịch của người Việt phát sinh. Những cá nhân hoặc doanh nghiệp không nộp đúng, đủ, cơ quan thuế có quyền yêu cầu cá nhân người nộp thuế chịu trách nhiệm và cưỡng chế, truy thu bằng các biện pháp khác nhau.

"Chúng tôi không quản lý tài khoản tiền gửi, bởi tài khoản tiền gửi không phát sinh thanh toán, không bị luật pháp đánh thuế. Chúng tôi chỉ nhận tài khoản định danh của cá nhân nhằm quản lý thuế đúng, đủ. Cơ quan thuế sẽ yêu cầu cung cấp tài khoản đối với vụ việc, đối tượng cụ thể theo trình tự, không yêu cầu ngân hàng cung cấp toàn bộ tài khoản cũng như số dư thanh toán của tất cả khách hàng. Việc yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản, giao dịch chủ yếu là phục vụ cho thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, tất cả thông tin của người nộp thuế đều được cơ quan thuế bảo mật tuyệt đối, chứ không chỉ riêng liên quan đến thông tin tài khoản khách hàng", ông Minh giải thích.

Về cưỡng chế thuế với các tài khoản, ông Minh khẳng định, pháp luật hiện hành cho phép thực hiện đồng bộ 7 biện pháp cưỡng chế, trong đó có: Thông báo, nêu tên, yêu cầu nộp thuế qua tài khoản, khống chế hóa đơn... Tùy vào trường hợp và điều kiện, cơ quan thuế sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp nào cho hiệu quả nhất, mục tiêu cuối cùng là làm sao thu được thuế mạnh.

Năm 2016, các ngân hàng thương mại Việt Nam có hoạt động thanh toán với cơ quan thuế của Mỹ đã kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ký hiệp định trao đổi thông tin tài khoản cá nhân, các giao dịch về tài sản của những người sinh sống, cư trú tại Mỹ. Do vậy, các ngân hàng thương mại đã có khả năng theo dõi, cung cấp các thông tin tài khoản nên giờ triển khai yêu cầu thông tin trong nước theo Nghị định 126 không có gì quá khó khăn. Hiện, ngành Thuế chỉ yêu cầu cung cấp thông tin trong một số trường hợp cụ thể.

Theo Đời sống
Sacombank tái bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc

Sacombank tái bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc

Ngân hàng TMCP Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) vừa công bố việc ông Hồ Doãn Cường và ông Hà Văn Trung sẽ tiếp tục giữ chức Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/10 và 10/10/2024. Các quyết định bổ nhiệm đều có hiệu lực trong vòng 4 năm.
back to top