<div> <p style="text-align: justify;"><strong>Một số món ăn, thực phẩm phòng bệnh</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cháo gà hành tía tô</strong>: Nguyên liệu (cho 4 phần ăn) gồm gạo tẻ 100g, gạo nếp 30g, đỗ xanh 20g, gà 1/2 con, hành khô, hành lá, tía tô, gừng, gia vị, mắm, tiêu. Gạo và đỗ vo sạch, hành và tía tô rửa sạch và thái nhỏ, hành khô nướng thơm, gừng cạo vỏ thái lát mỏng; Gà làm sạch, luộc chín, xé sợi nhỏ. Cho gạo và đỗ vào nồi nước luộc gà ninh liu riu cùng xương gà, hành khô nướng. Khi gạo đã chín nhừ, đặc sánh thì gắp bỏ xương ra. Cho thịt đã xé nhỏ vào nồi, đun sôi lửa to hơn một chút, nêm gia vị vừa ăn, rắc hành và tía tô thái nhỏ vào, trộn đều, tắt bếp. Múc ra bát, rắc hạt tiêu và vài lát gừng thái mỏng, ăn ngay khi nóng.</p> <p style="text-align: justify;">Công dụng: Có thể giúp giảm viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể; Giảm triệu chứng ngạt mũi, giảm nhẹ các triệu chứng đường hô hấp trên; Giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ nấu, bổ sung thêm nước cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Nước gừng, chanh, sả, mật ong</strong>: Chanh ta 5 quả. Rửa sạch, lột lấy vỏ. Sả 15 củ, rửa sạch, đập dập. Gừng tươi 1 củ, rửa sạch, để nguyên vỏ, thái lát mỏng. Mật ong 2 thìa canh (20ml). Đun sôi nước, cho sả đập dập vào đảo đều, cho vỏ chanh và gừng tươi thái lát vào, đảo đều. Đun liu riu khoảng 2 - 3 phút, tắt lửa, đậy vung. Chắt ra lọ/bình thủy tinh, cho 2 thìa mật ong khuấy đều. Uống ấm: Mỗi lần dùng 1 ly 100ml (sáng ngủ dậy, giữa ngày, và trước khi đi ngủ).</p> <p style="text-align: justify;">Công dụng: Giúp làm sạch đường hô hấp trên; Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các món ăn từ cá</strong>: Nên ăn ít nhất 200g cá mỗi tuần. Cá là nguồn thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa. Vitamin A và omega-3 trong cá giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, giảm viêm nhiễm, tăng hoạt tính của bạch cầu, đại thực bào, bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thực phẩm giàu vitamin A và caroten (trái cây chín màu vàng, cam, đu đủ, gan)</strong>: Vitamin A cần thiết cho việc duy trì toàn vẹn niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa giúp tạo thành hàng rào ngăn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, các loại rau lá xanh)</strong>: Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thực phẩm giàu vitamin D</strong> (gan cá, trứng gà hoặc ngũ cốc có bổ sung vitamin D): Có vai trò trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các loại hạt giàu vitamin E </strong>(hạnh nhân, hướng dương, hạt bí…): Vitamin E là chất chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch và kháng thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thực phẩm giàu kẽm</strong> (thịt, hải sản): Kẽm cần thiết cho hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm bạch cầu.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các thực phẩm giàu selen</strong> (tôm, nấm, trứng, đậu đỗ): Selen giúp nâng cao miễn dịch, phòng ngừa lão hóa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các loại gia vị có tính kháng khuẩn</strong> (tỏi, gừng, hành…): Các chất hóa thực vật giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Sữa chua</strong>: Giúp tăng cường sản xuất gramma interferon giúp ức chế sự nhân lên của virus.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Uống đủ nước theo cân nặng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ngoài thực phẩm, uống đủ nước cũng giúp phòng chống dịch bệnh. Cơ thể hằng ngày cần khoảng 2 - 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.</p> <table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:330px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Nhóm tuổi và cân nặng </strong></p> </td> <td style="width:350px;"> <p style="text-align: center;"><strong>Nhu cầu nước/dịch (ml/kg cân nặng)</strong></p> <p style="text-align: center;"> </p> <p style="text-align: center;"> </p> </td> </tr> <tr> <td style="width:330px;"> <p style="text-align: center;">Trẻ em 1 - 10kg</p> </td> <td style="width:350px;"> <p style="text-align: center;">100ml/kg cân nặng/ngày</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:330px;"> <p style="text-align: center;">Trẻ em 11 - 20kg</p> </td> <td style="width:350px;"> <p style="text-align: center;">1.000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng thêm</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:330px;"> <p style="text-align: center;">Trẻ em > 21kg</p> </td> <td style="width:350px;"> <p style="text-align: center;">1500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng thêm</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:330px;"> <p style="text-align: center;">Vị thành niên (10 - 18 tuổi)</p> </td> <td style="width:350px;"> <p style="text-align: center;">40ml/kg cân nặng/ngày</p> </td> </tr> <tr> <td style="width:330px;"> <p style="text-align: center;">Người trưởng thành</p> </td> <td style="width:350px;"> <p style="text-align: center;">35ml/kg cân nặng/ngày</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Ví dụ: một người 40 tuổi có cân nặng 55kg, nhu cầu nước mỗi ngày là 55 x 35 = 1.925ml/ngày (tương đương 8 - 10 cốc nước/ngày).</p> <p style="text-align: justify;">Lưu ý về uống nước trong dự phòng dịch: Không được để miệng và cổ khô, cần uống từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát; Cần uống nước sạch, đã đun sôi, uống ấm; Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc; Hạn chế bia, rượu, cà phê vì có tác dụng lợi tiểu làm tăng tốc độ mất nước qua thận.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>TS.BS Nguyễn Thanh Hà</strong><em> (Trưởng khoa tiết chế và Dinh dưỡng, Bệnh viện Phổi T.Ư)</em></p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những thực phẩm giúp phòng tránh Covid-19
(khoahocdoisong.vn) - Lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống đủ nước giúp dự phòng lây nhiễm cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục trong điều trị Covid-19.
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Đau ngực dữ dội... cảnh báo căn bệnh nguy hiểm không nên chủ quan
Kịp thời cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim
Vượt qua thách thức, phẫu thuật ung thư đại tràng cho cụ ông gần 100 tuổi
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
Tưởng chừng thứ bỏ đi nhưng lá đu đủ chứa vô vàn lợi ích sức khỏe
Nhắc đến lợi ích của lá đu đủ chắc không phải ai cũng biết. Lá đu đủ có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời là dược liệu giúp phòng và trị nhiều bệnh khá hiệu quả.
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là một trong những phẫu thuật khó nhất, phức tạp trong điều trị ung thư đường tiết niệu. Đây là phương pháp điều trị triệt để, mang lại chất lượng tốt, người bệnh hồi phục nhanh và ít đau đớn.
Bật mí 6 gia vị có sẵn trong nhà bếp giúp chống viêm, giảm đau
Mùi thơm của các loại gia vị không chỉ khiến món ăn trông hấp dẫn hơn, mà nếu biết sử dụng đúng cách, nó sẽ là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh:
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.