Những tác hại không ngờ khi đeo tai nghe

Có vô số tác hại khi đeo tai nghe nhiều mà rất nhiều người không biết hoặc chủ quan không để ý gây hại cho sức khỏe thính giác và sức khỏe nói chung.

Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, tai nghe là vật dụng phổ biến trong thời đại kỹ thuật số, giúp nghe nhạc, xem phim thư giãn, tăng độ tập trung, tránh bị xao nhãng bởi tiếng ồn xung quanh...

Đeo tai nghe gần như là sở thích và thói quen của rất nhiều bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ có thói quen nghe nhạc thường xuyên, thậm chí là nghe nhạc ban đêm ngay cả lúc ngủ. Việc sử dụng tai nghe quá thường xuyên, nghe âm lượng quá lớn, hoặc dùng tai nghe không phù hợp sẽ dẫn đến những nguy hại khôn lường đến sức khỏe. Đặc biệt, nhiều người đang sử dụng tai nghe sai cách, gây hại cho tai.

Những tác hại không ngờ khi đeo tai nghe ảnh 1

Những tác hại không ngờ khi đeo tai nghe

Chóng mặt, đau đầu: Bạn chỉ nên nghe nhạc và nói chuyện điện thoại qua tai nghe, sau đó tháo chúng ra khỏi tai. Việc sử dụng liên tục với tiếng ồn lớn có thể dẫn đến tăng áp lực trong ống tai, gây chóng mặt, đau đầu kéo dài.

Nghe kém: Đeo tai nghe trong tai thời gian dài có thể khiến người dùng sốc âm thanh, dẫn đến mất thính lực. Về cơ bản, sóng âm thanh do tai nghe tạo ra làm cho màng nhĩ rung động. Rung động lan truyền đến các bộ phận khác của tai, bao gồm cả ốc tai và các tế bào lông.

Khi tiếp nhận âm thanh, các tế bào lông bắt đầu một phản ứng dây chuyền gửi tín hiệu điện tử đến não, tín hiệu này ghi lại dưới dạng âm thanh. Tai tiếp xúc lâu với âm lượng lớn khiến các tế bào lông mất nhạy cảm với rung động, dễ bị uốn cong hoặc gấp nếp, dẫn đến suy giảm thính lực.

Nhiễm trùng tai: Sử dụng tai nghe nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào tai nghe, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tai tăng hơn khi bạn sử dụng thiết bị này vào mùa hè và đeo tai nghe khi tập thể dục. Mồ hôi ra nhiều, gây ẩm tai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn cũng nên vệ sinh tai nghe thường xuyên, khoảng 3 lần mỗi tuần, nếu có thể nên vệ sinh mỗi ngày.

Ráy tai: Sử dụng tai nghe trong thời gian dài dẫn đến sự phát triển của ráy tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các vấn đề về thính giác hoặc ù tai cũng tăng với người dùng thường xuyên.

Đau tai: Nếu bạn dùng thiết bị nghe kém chất lượng, có thể khiến tai đau, thậm chí nhức trong ống tai.

Chứng tăng âm thanh: Người bị ù tai dễ phát triển độ nhạy cảm cao với âm thanh, gọi là chứng tăng âm thanh. Bạn không nên dùng tai nghe quá một giờ mỗi ngày để hạn chế đau tai và mất thính lực.

Cách sử dụng tai nghe an toàn

- Tránh để âm lượng quá lớn, giữ cường độ âm thanh không vượt qua 60% so với mức cao nhất.

- Chọn các loại tai nghe vừa với lỗ tai để không cần điều chỉnh tăng volume do nhiễu của tiếng động từ ngoài.

- Không nên đeo tai nghe quá 2h/ngày

- Vệ sinh tai nghe thường xuyên cẩn thận bằng cách lau sạch lớp chất bẩn bên ngoài.

Theo Đời sống
Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Để có một hàm răng khỏe mạnh, nướu hồng hào, săn chắc và hơi thở sạch sẽ, bạn cần bổ sung những vi chất cho cơ thể, như Fluor, Canxi, Vitamin C, D, E… Những vi chất này có rất nhiều trong những thực phẩm sinh hoạt hàng ngày.
Lý do Nha khoa Cao Thắng bị đóng cửa?

Lý do Nha khoa Cao Thắng bị đóng cửa?

Do có nhiều sai phạm trong hoạt động khám, chữa bệnh, Nha khoa Cao Thắng do ông Lê Phủ Ngọc Hồ làm chủ bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh 2 tháng.
back to top