<div> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="nCoV có thể sao chép ở đường hô hấp trên hoặc dưới. Ảnh: The Scientist." src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/27/vne-virus-6608-1580569686.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>nCoV có thể sao chép ở đường hô hấp trên hoặc dưới. Ảnh: <em>The Scientist.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Tuần trước, Ma Xiaowei, giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, thông báo một số bệnh nhân có thể lây lan 2019-nCoV trong thời kỳ ủ bệnh kéo dài tới 14 ngày trước khi triệu chứng xuất hiện. Trong nghiên cứu công bố hôm 30/1 trên tạp chí New England Journal of Medicine, các bác sĩ mô tả một bệnh nhân ở Đức nhiễm virus khi ghé thăm đối tác ở Thượng Hải dù không bộc lộ triệu chứng. Những thông tin trên dấy lên khả năng bệnh nhân có thể phát tán virus rất lâu trước khi họ biết mình mắc bệnh.</p> <p>Hiện nay, giới nghiên cứu biết rất ít về những gì diễn ra trong giai đoạn ủ bệnh của nCoV. Họ đang xem xét một số đặc điểm như virus xâm nhập vào cơ thể người từ bộ phận nào, chúng chủ yếu cư trú ở đâu và tác động tới hệ miễn dịch ra sao.</p> <p>Để lây nhiễm, virus phải xâm chiếm tế bào và bắt đầu sao chép. Tốc độ lan rộng khắp cơ thể của virus phụ thuộc vào vòng đời của chúng. Đối với SARS, khoảng thời gian là chưa đầy 24 giờ. Virus có thể tác động tới tế bào, sau đó phát ra hàng nghìn mầm bệnh trong gần một ngày sau, theo Tim Sheahan, nhà dịch tễ học ở Đại học North Carolina ở Chapel Hill, người nghiên cứu dịch SARS năm 2003. Đó là cách virus có thể tăng lên theo cấp số mũ. Cuối cùng, virus tái sắp xếp màng của tế bào, thúc đẩy vài tế bào nhập vào nhau. Quá trình gây ra tổn thương ở mô của vật chủ đủ để báo động hệ miễn dịch, kích hoạt phản ứng gây ra các triệu chứng khi bệnh nhân bắt đầu chống lại sự lây nhiễm.</p> <p>Những chủng virus corona như virus gây ra dịch SARS và MERS đặc biệt thành thạo trong việc tránh hệ miễn dịch phát hiện và kìm hãm phản ứng miễn dịch. Điều này góp phần lý giải tại sao chúng thường có thời gian ủ bệnh lâu hơn, trung bình từ 2 đến 7 ngày, thậm chí kéo dài tới 2 tuần, so với bệnh lây nhiễm thông thường như cúm mùa (ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày). Tuy nhiên, giới nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác nCoV tác động đến hệ miễn dịch như thế nào.</p> <p>Dù các nhà khoa học Mỹ sẽ sớm tiếp cận mẫu vật nCoV để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, hiện nay họ chỉ có thể nghiên cứu virus thông qua phân tích dữ liệu dịch tễ và di truyền mà Trung Quốc công bố. Việc hiểu rõ những đặc điểm trong thời kỳ ủ bệnh đóng vai trò rất quan trọng giúp cộng đồng nghiên cứu và y bác sĩ xác định nên cách ly bệnh nhân khi nào và trong bao lâu.</p> <p>Nghiên cứu gần đây dựa trên dữ liệu từ 34 bệnh nhân ở ngoài Vũ Hán ước tính thời kỳ ủ bệnh rất đa dạng, từ 1 tới hơn 11 ngày, trung bình khoảng 6 ngày. Nhưng có vài câu hỏi các nhà nghiên cứu chỉ có thể trả lời sau khi xem xét virus thực sự.</p> <p>Một phương pháp là sử dụng mô hình động vật để theo dõi cách virus truyền qua đường hô hấp. Việc tìm hiểu bệnh nhân nhiễm từ đâu và virus cư trú ở đâu là mấu chốt để quyết định mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan, theo Vineet Menachery, nhà vi trùng học ở Đại học Texas Medical Branch. Một virus sao chép ở đường hô hấp dưới thì thường nghiêm trọng hơn, nhưng virus sao chép ở đường hô hấp trên có thể dễ lây lan hơn.</p> <p>Nơi virus nhân bản cũng có ý nghĩa đối với cách kiểm tra bệnh nhân. Phương thức kiểm tra phổ biến trên khắp thế giới dựa vào nhiệt độ cao và triệu chứng hô hấp. Nếu nCoV sao chép ở đường hô hấp dưới, có thể dùng dụng cụ thử nhớt mũi để kiểm tra bệnh nhân ngay cả khi họ không bộc lộ triệu chứng.</p> <p>Virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường, theo Buchmeier. "Bạn có thể cho rằng đây chỉ là bệnh hô hấp nhưng trên thực tế, nó có thể lây nhiễm qua bất kỳ bề mặt niêm mạc nào. Và chúng ta không biết việc lây nhiễm qua những con đường khác nhau có khác biệt gì ở thời kỳ ủ bệnh", Buchmeier nói.</p> <p>Menachery đang lên kế hoạch nghiên cứu cách virus tương tác với hệ miễn dịch trong dòng tế bào hô hấp của người. Ông và cộng sự hy vọng có thể xác định công cụ virus sử dụng để lẩn tránh hệ miễn dịch và cơ thể mất bao lâu để đưa ra phản ứng miễn dịch. Thông tin thu được sẽ giúp phát triển vắcxin ngừa virus.</p> <p align="right"><strong>An Khang</strong> (Theo <em>The Scientist</em>)</p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những điều chưa sáng tỏ về thời kỳ ủ bệnh của nCoV
Cộng đồng nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu nCoV sao chép ở đâu và cơ thể mất bao lâu để kích hoạt phản ứng miễn dịch chống virus.
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Chất lượng không khí Hà Nội đang ở ngưỡng không lành mạnh với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 181, màu đỏ là ngưỡng rất xấu và được xếp là một trong những thành phố lớn trên thế giới ô nhiễm nhất.
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Theo kênh Military Summary cho biết, Quân đội Nga (RFAF) đã tập trung số lượng lớn quân ở phía nam thành phố Pokrovsk và bắt đầu các đợt tấn công ác liệt. Quân Nga tung chiến thuật biển người, Lữ đoàn 150 của Ukraine mất 75% quân số trong 2 tuần.
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, một lần nữa hệ thống tên lửa Scud-B, đây loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á, được Quân đội Việt Nam trưng bày trước công chúng.
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lúc 7h sáng cùng ngày, chiếc phà chở khách chạy tuyến từ thôn Bình Trung (xã Tam Hải) đi thôn Xuân Mỹ (xã Tam Hải) đang lưu thông vượt sông Trường Giang (Quảng Nam). Đến gần bờ thì phà bị phá nước nên bị chìm.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.