Những Chí Phèo thời hiện đại

Có cảm tưởng con người ta như một nồi áp suất, căng thẳng và  sôi sùng sục nên chỉ một va chạm rất nhỏ là sẵn sàng bùng nổ.

Hình minh họa.

Một va chạm nhỏ giữa xe ô tô và xe máy, người không ngã, xe không đổ, vậy mà thấy gã đi xe máy nhảy bổ lại đập ầm ầm vào cửa ô tô. Anh lái xe vừa mở cửa ra thì bị gã tóm cổ áo, chửi rất bậy bạ.

Tự nhiên thấy mất cảm tình với “nạn nhân” là gã! Tôi thấy gã giống Chí Phèo thời hiện đại. Nhiều người cũng tránh, cũng đi qua, mặc kệ họ tự giải quyết. Chỉ khổ hai đứa bé vẫn ngồi trên xe máy, tròn xoe mắt nhìn bố chúng khẩu chiến.

Cũng may là người đi xe ô tô nhũn nhặn xin lỗi nên cơn giận của gã đàn ông kia cũng dịu, gã làu bàu nốt vài câu rồi lên xe, tiếp tục chở hai đứa con đến trường. Chứ nếu lời qua tiếng lại thì thể nào cũng dẫn đến một vụ ẩu đả.

Ra đường, ngày nào chả gặp vài ba vụ va chạm kiểu ấy. Mà lạ là, chỉ một va chạm nhỏ, một câu nói vu vơ, một cái nhìn thiếu thiện cảm, một điều gì đó trái ý, không vừa mắt… đều có thể là lý do khiến người ta chửi nhau, thêm vài câu là xông vào đánh nhau, thậm chí còn giết nhau, gọi người đến đánh, đến trả thù…

Sao con người ta lại dễ dàng bị kích động đến thế? Sao có thể hành xử thiếu suy nghĩ và coi thường tính mạng của chính mình, của người khác đến vậy?

Có cảm tưởng con người ta như một nồi áp suất, căng thẳng và  sôi sùng sục nên chỉ một va chạm rất nhỏ là sẵn sàng bùng nổ.

Như chuyện va chạm kia chẳng hạn, chẳng thiệt hại gì, chỉ là một chút khó chịu, nhưng biết đâu gã kia sáng nay có chuyện bực, biết đâu tối qua gã thua đề, ngày hôm kia gã bị mất việc, ngày hôm kìa vợ gã càu nhàu không có tiền nộp học cho con… từng ấy chuyện bực mình dồn nén trong lòng. Thế là nhân va chạm này, mọi tức tối, bực bội, khó chịu… theo đó mà xả cả ra.

Mà những chuyện bực mình tích lũy sẵn như thế thì nhiều lắm. Thế nên, an toàn nhất là tránh, đừng dại dột trở thành lý do để người khác xả những bức xúc, bực bội của họ.

Sai đúng gì thì cứ nhận lỗi, xin lỗi chứ đừng cố tìm cách phân tích đúng sai, phải trái, khuyên giải, dạy dỗ làm gì… bởi vì thực chất họ đâu quan trọng việc đúng sai mà chỉ cần kiếm một cái cớ để giải tỏa mà thôi.

                   Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top