1. Nàng MonaLisa bị “móm”
Bức tranh Mona Lisa được biết đến như một sự hoàn hảo và bí ẩn. Joseph Borkowski – chuyên gia nghệ thuật người Mỹ đồng thời là một nha sĩ làm việc bán thời gian cho rằng, người phụ nữ trong tranh ban đầu không có nhiều răng.
Phóng to bức tranh kiệt tác này và nhìn thật kĩ càng, Borkowski tìm thấy những vết sẹo quanh miệng nàng – biểu cảm của nhân vật cũng là biểu hiện phổ biến của những người thiếu khuyết răng cửa.
2. Tai của họa sĩ Van Gogh bị “cắt” sai bên
Trong sự nghiệp hội họa của mình, Van Gogh đã vẽ hàng chục bức chân dung tự họa với những phong cách khác nhau. Tuy nhiên, bức tranh này mô tả người nghệ sĩ bị thương ở phần tai bên phải, nhưng trong thực tế, phần tai trái của ông mới là bên bị cắt bỏ.
Sự khác biệt này được giải thích là khi Van Gogh tự vẽ mình, ông thường quan sát bản thân qua một tấm gương. Vì vậy, thực tế phần mặt bên phải trong tranh lại là phần mặt bên trái của ông và ngược lại.
3. Van Gogh bị “nghiện” màu vàng để bớt cô đơn
Có 1 sự thật là tranh của Van Gogh sử dụng rất nhiều màu vàng. Theo các tài liệu nghiên cứu, sinh thời ông rất thích màu vàng và từng ăn cả màu vẽ vàng để cảm thấy bớt cô đơn.
Ẩn sâu trong mỗi gam màu vàng rực rỡ, dữ dội của Van Gogh là cả một tâm hồn hiu quạnh. Tuy nhiên, có tài liệu đề cập, khi điều trị bệnh trầm cảm, Van Gogh mới thích màu vàng. Đây được cho là tác dụng phụ của một loại thuốc khiến ông thấy mọi vật đều màu vàng.
4. Thuê họa sĩ vẽ tranh vợ để trả thù
Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Gustav Klimt là vẽ Adele Bloch-Bauer – vợ của ông vua ngành đường người Áo – Ferdinand Bloch-Bauer.
Ferdinand đã phát hiện ra Adele và Klimt nảy sinh tình cảm nên quyết tâm báo thù. Ông chọn cách đặt Klimt vẽ hàng trăm bức tranh chân dung về Adele hòng làm chàng họa sĩ thấy mệt mỏi với vợ ông.
Bốn năm sau, kế hoạch của Ferdinand thành công, tình cảm của Klimt dần trở nên nguội lạnh. Đáng sợ hơn, đến lúc chết, Adele vẫn hoàn toàn không hay biết chồng cô đã biết về mối quan hệ giữa mình với Klimt.
5. Tưởng là nhạc công già hoá ra lại là người phụ nữ bế con
Nếu bạn có may mắn được tận mắt xem bức ảnh “Nhạc công guitar già” (The Old Guitarist) của Pablo Picasso, bạn sẽ phát hiện một gương mặt mờ mờ ở phần cổ của người nhạc công này.
Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ viện nghệ thuật Chicago phải chụp X-quang thì mới có thể thấy rõ toàn bộ bức tranh “ẩn mình” này. Đó là hình ảnh một người phụ nữ đang bế con, kề bên có một con bò và con cừu.
Giả thuyết được đưa ra là, hoạ sĩ Pablo Picasso phải đối mặt với một cuộc sống chật vật và chi phí eo hẹp cho các tác phẩm nghệ thuật của mình, nên những tấm vải vẽ chuyên dụng thường được tái sử dụng nhiều lần.
6. Cứ ngỡ là ban đêm nhưng kỳ thực bối cảnh lại là ban ngày
Bức tranh The Night Watch của họa sĩ Hà Lan – Rembrandt van Rijn hoàn thành năm 1642 có một chi tiết đầy bất ngờ mà mãi sau này các chuyên gia mới phát hiện ra.
Tên của bức tranh cho ta biết bối cảnh diễn ra là vào ban đêm. Nhưng vào năm 1947, sau khi giới chuyên gia làm sạch bức tranh bằng bồ hóng, họ đã phát hiện ra bối cảnh của kiệt tác này là ánh sáng ban ngày.
7. Hình ảnh giải phẫu bộ não ẩn hiện trong bức họa
Nếu nhìn kĩ vào phần cổ của nhân vật trong bức họa Sistine Chapel: The Separation of Light and Darkness (tạm dịch: Nhà nguyện Sistine: Sự chia cắt của ánh sáng và bóng tối), bạn sẽ nhận thấy hình ảnh 1 bộ não giải phẫu ẩn hiện. Lý do của hình ảnh này vẫn được các chuyên gia tìm lời lý giải.
Hoàng Bách (tổng hợp)