Nhìn lại lợi nhuận quý 1 của hơn 40 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất cả nước

Trong quý I/2022, có 2 doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận trên 1.000 tỷ là Vinhomes và Novaland. Trong đó, Vinhomes lãi 5.886 tỷ đồng, giảm 17% so với quý I/2021, còn Novaland lãi 1.351 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong số 40 doanh nghiệp này có 8 doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 3 chữ số. Đó là DRH Holdings, Khải Hoàn Land, LDG, Saigontel, APEC Investment, Sonadezi Giang Điền, Văn Phú Invest và Viglacera.

Doanh nghiệp có mức tăng trưởng tốt nhất là Saigontel, tăng 15 lần so với quý I/2021, với mức 1538%. Đứng thứ hai là Khải Hoàn Land tăng 5,9 lần so với quý I/2021, với mức 589%. Tiếp đó phải kể đến là Văn Phú Invest tăng 4,7 lần cùng kỳ năm ngoái, với mức 472% và Sonadezi Giang Điền tăng 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái, với mức 227%…

Theo Saigontel, lợi nhuận công ty tăng cao là do lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất, nhà xưởng, văn phòng tại KCN Đại Đồng Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh mang lại.

Ngoài ra, lợi nhuận quý I từ các công ty liên kết cũng tăng 3,2 tỷ đồng. Cùng với chi phí bán hàng giảm do lợi thế từ khách hàng ổn định và tiềm năng của công ty, của chi nhánh Bắc Ninh tại các KCN và các đơn vị thành viên đã khiến cho doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao đột biến.

bat-dong-san.jpg
Doanh nghiệp có mức tăng trưởng tốt nhất là Saigontel, tăng 15 lần so với quý I/2021, với mức 1538%

Trong danh sách 40 doanh nghiệp này có tới 18 doanh nghiệp có tăng trưởng âm. Cụ thể như FLC, Nam Long, QCGL, Becamex IJC, Tân Tạo, Sonadezi, Vincom Retail, Vinhomes,…

FLC và Vinaconex ITC là 2 doanh nghiệp duy nhất lỗ trong quý 1/2022. Cụ thể, FLC lỗ đến 465 tỷ đồng, âm 1051%, trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 50 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do kinh doanh dưới giá vốn khiến FLC lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng đột biến gấp 3 lần lên 161 tỷ đồng. FLC còn chịu lỗ 265 tỷ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh - liên kết. Như vậy, tính đến thời điểm 31/3/2022, FLC đang chịu lỗ hơn 651 tỷ đồng từ mảng hàng không (hiện nắm 21,7% vốn tại Bamboo Airways).

Trong quý I/2022, có 2 doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận trên 1.000 tỷ là Vinhomes và Novaland. Trong đó, Vinhomes lãi 5.886 tỷ đồng, giảm 17% so với quý I/2021, còn Novaland lãi 1.351 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong số 40 doanh nghiệp này có 8 doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 3 chữ số. Đó là DRH Holdings, Khải Hoàn Land, LDG, Saigontel, APEC Investment, Sonadezi Giang Điền, Văn Phú Invest và Viglacera.

Doanh nghiệp có mức tăng trưởng tốt nhất là Saigontel, tăng 15 lần so với quý I/2021, với mức 1538%. Đứng thứ hai là Khải Hoàn Land tăng 5,9 lần so với quý I/2021, với mức 589%. Tiếp đó phải kể đến là Văn Phú Invest tăng 4,7 lần cùng kỳ năm ngoái, với mức 472% và Sonadezi Giang Điền tăng 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái, với mức 227%…

Theo Saigontel, lợi nhuận công ty tăng cao là do lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất, nhà xưởng, văn phòng tại KCN Đại Đồng Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh mang lại.

Ngoài ra, lợi nhuận quý I từ các công ty liên kết cũng tăng 3,2 tỷ đồng. Cùng với chi phí bán hàng giảm do lợi thế từ khách hàng ổn định và tiềm năng của công ty, của chi nhánh Bắc Ninh tại các KCN và các đơn vị thành viên đã khiến cho doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao đột biến.

Trong danh sách 40 doanh nghiệp này có tới 18 doanh nghiệp có tăng trưởng âm. Cụ thể như FLC, Nam Long, QCGL, Becamex IJC, Tân Tạo, Sonadezi, Vincom Retail, Vinhomes,…

FLC và Vinaconex ITC là 2 doanh nghiệp duy nhất lỗ trong quý 1/2022. Cụ thể, FLC lỗ đến 465 tỷ đồng, âm 1051%, trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 50 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do kinh doanh dưới giá vốn khiến FLC lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng đột biến gấp 3 lần lên 161 tỷ đồng. FLC còn chịu lỗ 265 tỷ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh - liên kết. Như vậy, tính đến thời điểm 31/3/2022, FLC đang chịu lỗ hơn 651 tỷ đồng từ mảng hàng không (hiện nắm 21,7% vốn tại Bamboo Airways).

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top