<div> <div> <p>Vấn đề nói trên được nêu ra trong cuộc tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế", tại <em>Cổng Thông tin điện tử Chính phủ</em>, chiều 26/5.</p> <p><strong>Nếu chuỗi cung ứng đứt gãy…</strong></p> <p>Theo Báo cáo Triển vọng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được công bố cuối tháng 4 vừa qua, năm 2021, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,7% và đến tháng 4/2022 là 7%. Tuy nhiên, <span>Covid-19</span> bùng phát trở lại đang đặt ra những thách thức lớn với Chính phủ nhiệm kỳ mới vận hành chưa tròn 100 ngày.</p> <figure class="image align-center"><img alt="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_covid-bac-giang-1622061073302.jpeg" title="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 1" /> <figcaption>Dịch Covid-19 lây lan với tốc độ chóng mặt ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh (Ảnh: Tố Linh).</figcaption> </figure> <p>Bình luận về dự báo của ADB, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, dự báo của thế giới đưa ra trước khi <span>dịch Covid-19</span> bùng phát trở lại nên những con số dự báo được đưa ra, theo ông rất khó đạt được kỳ vọng, quá trình phục hồi tăng trưởng sẽ trở nên khó khăn hơn.</p> <p>Theo ông Lộc, Việt Nam đã rất thành công trong việc thực hiện mục tiêu kép của năm 2020. Nhưng hiện nay, bối cảnh đã khó khăn hơn. Trong khi đó, dư địa của chính sách tài khóa tiền tệ bị thu hẹp lại sau một thời gian tích lũy nguồn lực dành cho ứng phó với Covid-19. Khả năng chống chịu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu thì Covid-19 bùng phát trở lại.</p> <p>"Tinh thần của giai đoạn hiện nay là chủ động, tích cực nhưng phải tăng khả năng thích ứng, chống chịu và sống chung với dịch. Việc chủ động tấn công, đảm bảo hài hòa giữa tấn công và phòng vệ là chiến lược cần thiết, không thể có sự lựa chọn thích hợp hơn", ông Lộc nói.</p> <p>Nêu quan điểm về tăng trưởng kinh tế, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội - nhìn nhận, nếu các địa phương đứt gãy chuỗi cung ứng, đình trệ trong sản xuất kinh doanh thì sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống của chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn, có nghĩa là những chỉ tiêu kinh tế không đạt được. "Lo lắng của Thủ tướng và Chính phủ hiện nay là về vấn đề giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo để không rơi vào tình trạng hỗn loạn và đình trệ toàn bộ hệ thống", ông nói. </p> <figure class="image align-center"><img alt="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_toa-dam-1622060585614.jpg" title="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 2" /> <figcaption> <p>Các vị khách mời trao đổi tại cuộc tọa đàm về tình hình dịch Covid-19 và chiến lược phát triển kinh tế, chiều 26/5.</p> </figcaption> </figure> <p>Ông Nhưỡng cho rằng, một vấn đề nữa không hề đơn giản là Việt Nam phải đặt mình trong mối tương quan với khu vực và toàn thế giới. Việt Nam không thể sống một mình, không thể tách ra khỏi phần còn lại của thế giới. Tinh thần, thông điệp, cách thức điều hành mới của Chính phủ mang lại cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).</p> <p><strong>Nhận diện làn sóng dịch chuyển của "đại bàng"</strong></p> <p>Trong cuộc chiến chống Covid-19, Việt Nam khẳng định đã và đang làm rất tốt so với các nước trong khu vực với tỷ lệ mắc thấp nhất. Vì vậy, đón "đại bàng" về làm tổ là thành công của Việt Nam trong làn sóng đầu tư, chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới năm 2020.</p> <p>Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, đúng là Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế và thực sự là đang có làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Có thể trong bối cảnh cụ thể trước mắt, khi Covid-19 bùng phát trở lại, chúng ta gặp khó khăn do quá trình chuyển dịch đang chững lại, nhưng về dài hạn thì đó vẫn là xu hướng phổ biến.</p> <p>Chứng minh cho nhận định của mình, ông Lộc phân tích rằng Việt Nam sự ổn định về chính trị xã hội, khả năng kiềm chế dịch bệnh, khả năng chống chịu cao của nền kinh tế, nhất là những cơ hội mở cửa thị trường rất lớn của Việt Nam thông qua việc triển khai các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA. Đó là điểm vô cùng hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.</p> <figure class="image align-center"><img alt="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_vu-tien-loc-1622060585514.jpg" title="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 3" /> <figcaption> <p>Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI.</p> </figcaption> </figure> <p>"Chúng ta tin tưởng rằng, trong xu hướng chuyển dịch các chuỗi cung ứng Việt Nam là một trong những tâm điểm, chuỗi cung ứng đó vẫn là cơ hội lớn với chúng ta. Những nỗ lực của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chiến lược phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế song hành sẽ là những định hướng, cách thức để chúng ta sớm vượt qua được đại dịch và lấy lại được sức hấp dẫn về đầu tư nước ngoài cũng như đà tăng trưởng" - ông Lộc cho biết.</p> <p>Để tạo được sự hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đề cập tới sức hút của hạ tầng, quy hoạch phải ổn định và đặc biệt là mô hình các khu công nghiệp - những điều kiện được coi là tạo nên tổ để đón "đại bàng".</p> <p>Vị đại biểu này cho rằng, mô hình khu công nghiệp hiện nay ở Việt Nam đã lạc hậu so với trình độ phát triển của thế giới và khu vực. Việt Nam tham gia sâu vào các chuỗi giá trị, quy mô khu công nghiệp vài trăm ha hoặc từ 1.000 - 1.500 ha không thích ứng nữa, bởi mô hình khu công nghiệp hiện nay là một chuỗi cung ứng hoàn hảo.</p> <p>"Trong khi các nước có khu công nghiệp quy mô 20.000 - 30.000 ha thì chúng ta lại nhỏ lẻ vài ba trăm ha. Tôi nhớ không nhầm thì chúng ta chưa có khu công nghiệp nào quy mô 1.000 ha. Nếu không có mô hình khu công nghiệp mới thì chúng ta khó có thể kêu gọi được làn sóng đầu tư đến Việt Nam, vì vậy phải tạo lập ra không gian hấp dẫn bằng mô hình mới trong quy hoạch các khu công nghiệp" - ông Vân cho hay.</p> <p><strong>Đã đến lúc bỏ tư tưởng "sính" ngoại?</strong></p> <p>Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phản ứng với kinh tế, về thu hút đầu tư nước ngoài là vấn đề rất quan trọng, nhưng Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt vươn lên cạnh tranh với thế giới.</p> <p>"Nếu chúng ta muốn hùng cường, muốn hóa rồng hóa hổ thì dứt khoát phải công nghiệp hóa được, phải có doanh nghiệp đầu đàn ở trong nước. Còn nếu chúng ta hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài thì chúng ta không thể làm chủ tương lai công nghiệp của chúng ta" - ông Dũng nói.</p> <p>Đồng quan điểm trên, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho biết thu hút đầu tư FDI chỉ là một mặt của chính sách hấp dẫn đầu tư. Không nên "vọng ngoại" quá mà phải chú ý nội lực, bởi nguồn lực trong nước đủ để Việt Nam có thể tự lực, tự cường. Một quốc gia không thể hùng cường bằng nguồn lực ở nước ngoài được.</p> <figure class="image align-center"><img alt="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_le-thanh-van-1622060590415.jpg" title="Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón đại bàng - 4" /> <figcaption> <p>Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.</p> </figcaption> </figure> <p>"Nhiều nhà kinh tế hoạch định chính sách hay nói hoa mỹ là "lót ổ cho đại bàng". Tôi nghĩ không nhất thiết là "đại bàng" ngoại, vì "đại bàng" nội chúng ta cũng có. Nhưng phải có những yếu tố tiền đề - đó là môi trường pháp lý, nói cách khác là luật lệ, luật chơi phải hấp dẫn thì các nhà đầu tư trong và ngoài nước mới sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư" - ông Vân thẳng thắn nêu ý kiến.</p> <p>Theo ông, đã đến lúc Việt Nam hoàn toàn có thể hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước. Trong nền kinh tế, Việt Nam đã có các tập đoàn hùng mạnh, có tính dẫn dắt; trong từng lĩnh vực chúng ta đã hình thành những "đại bàng" lớn. Nhưng phải bỏ tư tưởng "sính" ngoại, bỏ tư tưởng chỉ có nước ngoài mới đầu tư. Chúng ta phải tạo ra một "sân chơi" thực sự bình đẳng từ huy động vốn cho đến quy hoạch, ứng xử… thì mới hấp dẫn nhà đầu tư trong nước.</p> <p><strong>Châu Như Quỳnh</strong></p> </div> <p>Vấn đề nói trên được nêu ra trong cuộc tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế", tại <em>Cổng Thông tin điện tử Chính phủ</em>, chiều 26/5.</p> <p><strong>Nếu chuỗi cung ứng đứt gãy…</strong></p> <p>Theo Báo cáo Triển vọng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được công bố cuối tháng 4 vừa qua, năm 2021, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,7% và đến tháng 4/2022 là 7%. Tuy nhiên, <span>Covid-19</span> bùng phát trở lại đang đặt ra những thách thức lớn với Chính phủ nhiệm kỳ mới vận hành chưa tròn 100 ngày.</p> <figure class="image align-center"><img alt="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_covid-bac-giang-1622061073302.jpeg" title="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 1" /> <figcaption>Dịch Covid-19 lây lan với tốc độ chóng mặt ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh (Ảnh: Tố Linh).</figcaption> </figure> <p>Bình luận về dự báo của ADB, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, dự báo của thế giới đưa ra trước khi <span>dịch Covid-19</span> bùng phát trở lại nên những con số dự báo được đưa ra, theo ông rất khó đạt được kỳ vọng, quá trình phục hồi tăng trưởng sẽ trở nên khó khăn hơn.</p> <p>Theo ông Lộc, Việt Nam đã rất thành công trong việc thực hiện mục tiêu kép của năm 2020. Nhưng hiện nay, bối cảnh đã khó khăn hơn. Trong khi đó, dư địa của chính sách tài khóa tiền tệ bị thu hẹp lại sau một thời gian tích lũy nguồn lực dành cho ứng phó với Covid-19. Khả năng chống chịu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu thì Covid-19 bùng phát trở lại.</p> <p>"Tinh thần của giai đoạn hiện nay là chủ động, tích cực nhưng phải tăng khả năng thích ứng, chống chịu và sống chung với dịch. Việc chủ động tấn công, đảm bảo hài hòa giữa tấn công và phòng vệ là chiến lược cần thiết, không thể có sự lựa chọn thích hợp hơn", ông Lộc nói.</p> <p>Nêu quan điểm về tăng trưởng kinh tế, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội - nhìn nhận, nếu các địa phương đứt gãy chuỗi cung ứng, đình trệ trong sản xuất kinh doanh thì sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống của chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn, có nghĩa là những chỉ tiêu kinh tế không đạt được. "Lo lắng của Thủ tướng và Chính phủ hiện nay là về vấn đề giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo để không rơi vào tình trạng hỗn loạn và đình trệ toàn bộ hệ thống", ông nói. </p> <figure class="image align-center"><img alt="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_toa-dam-1622060585614.jpg" title="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 2" /> <figcaption> <p>Các vị khách mời trao đổi tại cuộc tọa đàm về tình hình dịch Covid-19 và chiến lược phát triển kinh tế, chiều 26/5.</p> </figcaption> </figure> <p>Ông Nhưỡng cho rằng, một vấn đề nữa không hề đơn giản là Việt Nam phải đặt mình trong mối tương quan với khu vực và toàn thế giới. Việt Nam không thể sống một mình, không thể tách ra khỏi phần còn lại của thế giới. Tinh thần, thông điệp, cách thức điều hành mới của Chính phủ mang lại cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).</p> <p><strong>Nhận diện làn sóng dịch chuyển của "đại bàng"</strong></p> <p>Trong cuộc chiến chống Covid-19, Việt Nam khẳng định đã và đang làm rất tốt so với các nước trong khu vực với tỉ lệ mắc thấp nhất. Vì vậy, đón "đại bàng" về làm tổ là thành công của Việt Nam trong làn sóng đầu tư, chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới năm 2020.</p> <p>Nhưng nay, khi khu công nghiệp Bắc Giang, Bắc Ninh đang bị Covid-19 "thiêu đốt", câu hỏi đặt ra là liệu "đại bàng" có bỏ tổ bay đi và những cơ hội nào đang đến với Việt Nam trong thu hút vốn FDI?</p> <p>Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, đúng là Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế và thực sự là đang có làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Có thể trong bối cảnh cụ thể trước mắt, khi Covid-19 bùng phát trở lại, chúng ta gặp khó khăn do quá trình chuyển dịch đang chững lại, nhưng về dài hạn thì đó vẫn là xu hướng phổ biến.</p> <p>Chứng minh cho nhận định của mình, ông Lộc phân tích rằng Việt Nam sự ổn định về chính trị xã hội, khả năng kiềm chế dịch bệnh, khả năng chống chịu cao của nền kinh tế, nhất là những cơ hội mở cửa thị trường rất lớn của Việt Nam thông qua việc triển khai các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA. Đó là điểm vô cùng hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.</p> <figure class="image align-center"><img alt="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_vu-tien-loc-1622060585514.jpg" title="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 3" /> <figcaption> <p>Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI.</p> </figcaption> </figure> <p>"Chúng ta tin tưởng rằng, trong xu hướng chuyển dịch các chuỗi cung ứng Việt Nam là một trong những tâm điểm, chuỗi cung ứng đó vẫn là cơ hội lớn với chúng ta. Những nỗ lực của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chiến lược phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế song hành sẽ là những định hướng, cách thức để chúng ta sớm vượt qua được đại dịch và lấy lại được sức hấp dẫn về đầu tư nước ngoài cũng như đà tăng trưởng" - ông Lộc cho biết.</p> <p>Để tạo được sự hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đề cập tới sức hút của hạ tầng, quy hoạch phải ổn định và đặc biệt là mô hình các khu công nghiệp - những điều kiện được coi là tạo nên tổ để đón "đại bàng".</p> <p>Vị đại biểu này cho rằng, mô hình khu công nghiệp hiện nay ở Việt Nam đã lạc hậu so với trình độ phát triển của thế giới và khu vực. Việt Nam tham gia sâu vào các chuỗi giá trị, quy mô khu công nghiệp vài trăm ha hoặc từ 1.000 - 1.500 ha không thích ứng nữa, bởi mô hình khu công nghiệp hiện nay là một chuỗi cung ứng hoàn hảo.</p> <p>"Trong khi các nước có khu công nghiệp quy mô 20.000 - 30.000 ha thì chúng ta lại nhỏ lẻ vài ba trăm ha. Tôi nhớ không nhầm thì chúng ta chưa có khu công nghiệp nào quy mô 1.000 ha. Nếu không có mô hình khu công nghiệp mới thì chúng ta khó có thể kêu gọi được làn sóng đầu tư đến Việt Nam, vì vậy phải tạo lập ra không gian hấp dẫn bằng mô hình mới trong quy hoạch các khu công nghiệp" - ông Vân cho hay.</p> <p><strong>Đã đến lúc bỏ tư tưởng "sính" ngoại?</strong></p> <p>Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phản ứng với kinh tế, về thu hút đầu tư nước ngoài là vấn đề rất quan trọng, nhưng Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt vươn lên cạnh tranh với thế giới.</p> <p>"Nếu chúng ta muốn hùng cường, muốn hóa rồng hóa hổ thì dứt khoát phải công nghiệp hóa được, phải có doanh nghiệp đầu đàn ở trong nước. Còn nếu chúng ta hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài thì chúng ta không thể làm chủ tương lai công nghiệp của chúng ta" - ông Dũng nói.</p> <p>Đồng quan điểm trên, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho biết thu hút đầu tư FDI chỉ là một mặt của chính sách hấp dẫn đầu tư. Không nên "vọng ngoại" quá mà phải chú ý nội lực, bởi nguồn lực trong nước đủ để Việt Nam có thể tự lực, tự cường. Một quốc gia không thể hùng cường bằng nguồn lực ở nước ngoài được.</p> <figure class="image align-center"><img alt="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/27/icdn-dantri-com-vn_le-thanh-van-1622060590415.jpg" title="Covid-19 thiêu đốt khu công nghiệp, đại bàng ngoại có bỏ tổ bay đi? - 4" /> <figcaption> <p>Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.</p> </figcaption> </figure> <p>"Nhiều nhà kinh tế hoạch định chính sách hay nói hoa mỹ là "lót ổ cho đại bàng". Tôi nghĩ không nhất thiết là "đại bàng" ngoại, vì "đại bàng" nội chúng ta cũng có. Nhưng phải có những yếu tố tiền đề - đó là môi trường pháp lý, nói cách khác là luật lệ, luật chơi phải hấp dẫn thì các nhà đầu tư trong và ngoài nước mới sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư" - ông Vân thẳng thắn nêu ý kiến.</p> <p>Theo ông, đã đến lúc Việt Nam hoàn toàn có thể hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước. Trong nền kinh tế, Việt Nam đã có các tập đoàn hùng mạnh, có tính dẫn dắt; trong từng lĩnh vực chúng ta đã hình thành những "đại bàng" lớn. Nhưng phải bỏ tư tưởng "sính" ngoại, bỏ tư tưởng chỉ có nước ngoài mới đầu tư. Chúng ta phải tạo ra một "sân chơi" thực sự bình đẳng từ huy động vốn cho đến quy hoạch, ứng xử… thì mới hấp dẫn nhà đầu tư trong nước.</p> <p> </p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Nhận diện làn sóng chuyển dịch để đón "đại bàng"
Chuyên gia cho rằng trong xu hướng chuyển dịch các chuỗi cung ứng, Việt Nam là một trong những tâm điểm, có cơ hội lớn. Nỗ lực vượt qua đại dịch sẽ giúp Việt Nam lấy lại độ hấp dẫn.
Theo dantri.com.vn
Giao dịch nhận thừa kế tại DIC Corp (DIG): Thông tin mới nhất
Rộn ràng chuỗi lễ hội Giáng sinh “đỉnh nóc” của Vinpearl & VinWonders
Trải nghiệm miễn phí tuyến metro tại TP HCM với thẻ TPBank Mastercard GO
VINIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ
Trung tâm dữ liệu MobiFone Node 3 vinh dự nhận chứng chỉ ANSI/TIA-942 Rated 3
Bị cưỡng chế thuế gần 220 tỷ, Tập đoàn Hương Sen kinh doanh thế nào?
Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen tiền thân là Tổ hợp Dệt nhuộm cao cấp Tân Phương.
120 ý tưởng tranh tài tại vòng đối đầu “Tiếng nói Xanh” mùa 2
Sau gần một tháng tranh tài, 120 đội thi xuất sắc nhất cả nước chính thức được lựa chọn để bước vào vòng thi trực tiếp - vòng đối đầu của Cuộc thi hùng biện – tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2.
Xây dựng Thành Đô chậm đóng BHXH gần 1 tỷ đồng
Trong danh sách các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 3 tháng được BHXH TP HCM công bố mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thành Đô bị nhắc tên với số tiền không nhỏ.
“Sếp lớn” Big Invest Group đồng loạt bán cổ phiếu
Big Invest Group được thành lập tháng 11/2017, do ông Võ Phi Nhật Huy làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Kết thúc năm 2023, doanh nghiệp này lãi nhẹ 2,3 tỷ đồng.
CII sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền trước Tết Nguyên đán
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố thông tin chi trả cổ tức còn lại năm 2022 và tạm ứng cổ tức đợt 1/2023.
Xây dựng Minh Tuấn làm khu dân cư 809 tỷ, tiềm lực thế nào?
Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 13,8 ha, với tổng mức đầu tư hơn 809 tỷ đồng (sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án gần 767 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 42 tỷ đồng).
Hơn 1 tháng giao dịch trên UPCoM, vốn hóa AIG bốc hơi 3.000 tỷ
Chỉ sau hơn 1 tháng sau khi Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (Asia Group, UPCoM: AIG) chính thức giao dịch trên sàn UPCoM, cổ phiếu AIG đã mất 28% giá trị, tương đương vốn hóa bốc hơi hơn 3.000 tỷ đồng.
Lý do hai dự án đấu giá của cty Khởi Nguyên bị Thanh Tra
Mới đây, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
Agribank vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Gốm Mỹ Xuân bị phạt và truy thu 850 triệu đồng vì khai sai thuế
Theo quyết định xử phạt, Gốm Mỹ Xuân đã có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.
Hàng giả, hàng nhái “tung hoành” dịp cận Tết
Càng gần đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa càng tăng cao. Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái được đưa ra thị trường nhiều hơn.