<p><span>Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Những dấu mốc cuộc đời</span></p> <p>Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần</p> <p>Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã ra đi. Cái đọng lại lớn nhất trong tôi về ông trước hết là sự nhiệt huyết vì công việc.</p> <p>Không hiếm những mẩu chuyện gần như đã trở thành giai thoại khi ông họp Chính phủ, làm việc với bộ này, tỉnh kia. Đằng sau những cáu gắt, bực bội khi công việc nào đó không chạy, đằng sau những trì triết, phê bình của ông đối với ai đó là cả nhiệt huyết của ông vì cái chung của đất nước. Hiếm có vị lãnh đạo nào thể hiện sự nhiệt huyết công việc như ông. Ngày làm việc không đủ thì làm đêm. Cán bộ là phải làm, làm quên mình, sao lại chơi nhỉ. Trong ông cái gọi là nghỉ ngơi, chơi một tý hầu như không có.</p> <p>Tuy nhiên, cái ấn tượng nhất trong tôi lại là tư duy từ thực tiễn của ông. Suy nghĩ những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống để hình thành tầm nhìn và từ tầm nhìn ra chính sách, chủ trương của Đảng. Ví dụ minh họa cho câu chuyện này chính là vấn đề dân chủ cơ sở. Có thể coi ông là cha đẻ vấn đề dân chủ cơ sở ở Việt Nam.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Nguyên Tổng bí thư và chuyện tháo ngòi nổ điểm nóng Thái Bình hơn 20 năm trước" src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/03/1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười. Ảnh: Lê Anh Dũng</td> </tr> </tbody> </table> <p>Hơn 20 năm trước, vụ việc Thái Bình là động trời trong xã hội nước ta. Lần đầu tiên, người dân khiếu kiện đông người với quy mô lớn. Lần đầu tiên có hiện tượng người dân đập phá trụ sở chính quyền…Cái gì đang xảy ra vậy? Tại sao lại như thế được? Cả hệ thống chính trị cơ sở đâu rồi?</p> <p>Ông với tư cách lúc đó là người đứng đầu Đảng làm sao không suy nghĩ. Phương châm Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ có điểm nào cần điều chỉnh? Dân chủ đang thực hành có gì cần bổ khuyết? Công bằng xã hội cụ thể là gì? Tham nhũng, độc đoán của cán bộ ở nông thôn có hình hài mới sao? Có thể nói Nghị quyết TƯ 3 khóa 8 tháng 6/1997 về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh và Chỉ thị số 30 ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở in đậm dấu ấn tư tưởng và tinh thần quyết tâm thực hiện của ông về dân chủ ở cơ sở.</p> <div> </div> <p>Tuy nhiên, vấn đề là có nghị quyết Đảng rồi, nhưng thể chế tương ứng chưa có thì vẫn coi như bằng không. Muốn người dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bàn, tham gia chuyện này, chuyện kia của chính quyền, muốn người dân kiểm tra chi tiêu tiền mình đóng góp làm đường, kiểm tra việc chi tiêu ngân sách xã…thì phải có cơ sở pháp lý. Nói cách khác, hết sức cần thể chế hóa về mặt nhà nước Nghị quyết TƯ 3 khóa 8 và Chỉ thị 30 về dân chủ cơ sở.</p> <p>Ai đôn đốc ráo riết làm việc đó? Vẫn là ông. Hồi đó, khi tôi có may mắn được phân công trong bộ phận soạn thảo quy chế dân chủ cơ sở tại Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, nay là Bộ Nội vụ thì ông đã chuyển sang là Cố vấn cho Ban chấp hành TƯ. Ông chỉ đạo, truyền đạt tinh thần Nghị quyết TƯ, nhấn bản chất của vấn đề dân chủ cơ sở. Nguyên Bộ trưởng Đỗ Quang Trung chỉ đạo nhóm soạn thảo bắt tay xây dựng văn bản. Làm việc trực tiếp với ông mới thấy khối kiến thức to lớn mà ông đã tích lũy.</p> <p>Ông lấy cuốn này trích dẫn, rồi lấy cuốn khác lật lật chỗ cần tìm. Lúc chưa biết cụ thể, không thể hình dung một ông Đỗ Mười như vậy. Ông nói về dân chủ gián tiếp, rồi dân chủ trực tiếp, chỉ ra cái ta làm còn rất kém ở mảng dân chủ trực tiếp của người dân. Và đây chính là điểm yếu, điểm yếu dẫn đến điểm nóng Thái Bình và nếu không quan tâm xử lý thích đáng thì rất có thể đây là tử huyệt của chế độ. Và cuối cùng, nhờ sự ráo riết chỉ đạo của ông, văn bản pháp lý cũng ra đời, đi vào cuộc sống.</p> <p>Thú thật, hồi đó bản thân tôi cũng chỉ “ngộ“ được phần nào câu chuyện. Có những vấn đề ông nêu mãi sau này mới hiểu được.</p> <p>Hôm nay, lúc ông đã ra đi, ngồi nhớ về ông, liên hệ tư tưởng dân chủ cơ sở của ông vào thực tiễn hiện tại mới thấy ý nghĩa sâu xa, tầm tư duy chiến lược mà ông để lại. Muôn sự tại dân, muôn sự vì dân, lấy dân làm gốc thì mọi sự sẽ tốt đẹp.</p> <div> <h4 class="title f-14 c-000"> </h4> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Nguyên Tổng Bí thư và chuyện tháo ngòi nổ điểm nóng Thái Bình hơn 20 năm trước
(Khoahocdoisong.vn) - Có thể coi nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là cha đẻ vấn đề dân chủ cơ sở ở Việt Nam.
Theo vietnamnet.vn
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Thực đơn đám cưới "độc lạ"ở Yên Bái
ĐBQH: Không vì chi phí mà thiếu tập trung an toàn đường sắt tốc độ cao
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.