Người nổi tiếng quảng cáo phải trực tiếp sử dụng sản phẩm

Dự án Luật Quảng cáo (sửa đổi) bổ sung quy định, người có ảnh hưởng khi đăng tải về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ... trên mạng xã hội phải từng sử dụng sản phẩm.
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Trình bày tờ trình về dự thảo Luật Quảng cáo, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho hay, sau 10 năm thực hiện, Luật Quảng cáo hiện hành đã có những bất cập, hạn chế.

Bo sung nguoi noi tieng quang cao phai truc tiep su dung san pham
Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình về dự thảo Luật Quảng cáo. Ảnh: Phạm Thắng.

Trong đó, một số quy định của pháp luật về nội dung và hình thức quảng cáo chưa phù hợp với sự phát triển đa dạng của hoạt động quảng cáo. Các quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới cần điều chỉnh để đáp ứng sự phát triển về kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập.

Quy định đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời đã bộc lộ bất cập, chưa phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành khác.
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, bắt kịp sự vận động và chuyển biến của xã hội; cũng như khắc phục những vấn đề còn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát triển.

Dự án Luật đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung 03 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được thông qua bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Quảng cáo năm 2012.

Cụ thể, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 19 về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo: (i) Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm về tính năng, chất lượng, công dụng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. (ii) Trường hợp quảng cáo có kèm ghi chú, khuyến cáo thì phần ghi chú, khuyến cáo phải bảo đảm hình thức thể hiện rõ ràng, đầy đủ, dễ tiếp cận. (iii) Phân định nội dung quảng cáo.

Đáng chú ý, Dự thảo Luật bổ sung Điều 15a quy định về quyền, nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo và và yêu cầu trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

Theo đó, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có các trách nhiệm như: Cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung quảng cáo, doanh thu, tên sản phẩm, số lượng của từng sản phẩm phát sinh từ hoạt động quảng cáo định kỳ theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…

Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng có trách nhiệm như: thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình đang thực hiện quảng cáo; khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Bo sung nguoi noi tieng quang cao phai truc tiep su dung san pham-Hinh-2
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo thẩm tra.

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Ủy ban cơ bản nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung luật này.

Ủy ban tán thành với chủ trương cần có quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trong đó có người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng.

Trong đó, đối với điều 15a dự thảo Luật chưa có sự tách biệt rõ ràng về trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng và người chuyển tải sản phẩm quảng cáo nói chung, dẫn đến chưa phù hợp với một số nhóm đối tượng chuyển tải sản phẩm quảng cáo.

Ông Vinh cho rằng, cần tiếp tục rà soát, có hướng dẫn cụ thể về cách thức và hình thức thông báo trước cho người tiêu dùng về việc người có ảnh hưởng đang thực hiện hoạt động quảng cáo.

Dự thảo Luật cũng chưa quy định cụ thể cơ chế xác nhận đối với người chuyển tải là người có ảnh hưởng “đã trực tiếp sử dụng sản phẩm” khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung trên mạng xã hội cũng như chế tài xử lý.

"Vì vậy, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, thiết kế nội dung này theo hướng phân định cụ thể vị trí, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo trên mạng, trên cơ sở đó, có quy định phù hợp với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, nhất là người có ảnh hưởng trên mạng. Tiếp tục rà soát để đảm bảo tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023", ông Vinh nói.

Theo Đời sống
Vì sao nên phát triển điện hạt nhân?

Vì sao nên phát triển điện hạt nhân?

GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, đây là một lựa chọn quan trọng, các nước gặp khó khăn nhiên liệu đều hướng đến phát triển điện hạt nhân.
back to top