Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào dễ mắc lao

(khoahocdoisong.vn) - Các đối tượng nguy cơ cao khác như người nhiễm HIV/AIDS, người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em; người mắc các bệnh mạn tính (loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn); sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid…

Các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) khuyến cáo như trên.

Thông tin HCDC cho biết. tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 174.000 người mắc lao mới, 11.000 người tử vong do bệnh lao. Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới.

Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới, với khoảng 174.000 người mắc lao mới, 11.000 người tử vong do bệnh lao. (Ảnh minh họa)

Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới, với khoảng 174.000 người mắc lao mới, 11.000 người tử vong do bệnh lao. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia của HCDC, bệnh lao (TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, được phân thành 2 loại. Lao phổi là bệnh lao tổn thương ở phổi - phế quản. Trường hợp tổn thương phối hợp cả ở phổi và cơ quan ngoài phổi được phân loại là lao phổi. Thể lao này phổ biến nhất, chiếm 80 - 85% và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Bên cạnh đó là thể lao ngoài phổi, bao gồm các tổn thương ở những cơ quan ngoài phổi như: Màng phổi, hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim... Nếu lao nhiều bộ phận, bộ phận có biểu hiện tổn thương nặng nhất (lao màng não, xương, khớp...) được ghi là chẩn đoán chính.

Triệu chứng của bệnh lao thường bao gồm ho, đôi khi có đờm, hoặc ho ra máu, đau ngực, suy nhược, gầy sút, sốt và ra mồ hôi về đêm...

Theo KH&ĐS
back to top