Cụ thể, EU chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, với trị giá khoảng 60 tỷ USD trong 100 ngày đầu tiên diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ngoài ra, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều nguyên liệu hóa thạch nhất từ Nga với hơn 13 tỷ USD.
Cũng theo CREA, giá xuất khẩu năng lượng của Nga cao hơn năm 2021 khoảng 60%. Doanh thu của Nga là từ nguyên liệu hóa thạch đến từ dầu thô, tiếp đó là khí đốt, các sản phẩm dầu, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá.
Cho dù, trong tháng 5, xuất khẩu năng lượng của Nga giảm mạnh do một số quốc gia và công ty nước ngoài "rút nguồn cung" để phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Đồng thời, theo AFP, việc gia tăng giá nhiên liệu hóa thạch toàn cầu mang về nguồn lợi lớn cho Nga, với doanh thu xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục.
Cụ thể, trong tháng 5, nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào EU giảm 18%, nhưng sự giảm sút đó được Ấn Độ và UAE bù đắp, giúp doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga không giảm. Theo đó, Ấn Độ trở thành khách hàng lớn khi mua tới 18% tổng khối lượng xuất khẩu khí đốt của Nga trong giai đoạn 100 ngày.
Tuy Mỹ cấm tất cả nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga nhưng vẫn nhập các sản phẩm xăng dầu từ các nước như Hà Lan và Ấn Độ, trong đó có thể có các sản phẩm được làm ra từ dầu thô của Nga.
CREA còn cho biết, thời gian gần đây, một số quốc gia đã tăng cường mua hàng từ Nga bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Pháp.