Nên ăn gì sau phẫu thuật ung thư đại tràng?

Đối với người bệnh đại tràng, trực tràng, đặc biệt là người bệnh ung thư, sau khi phẫu thuật thường không muốn ăn.

Chính vì thế không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khiến sức khỏe bị suy yếu. Chế độ ăn uống của người bệnh sau phẫu thuật rất quan trọng, giúp mau lành vết mổ và cải thiện tình trạng bệnh.

Ung thư đại tràng là nỗi ám ảnh đáng sợ với nhiều người bệnh vì nó là 1 trong 4 loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%.

Có nhiều loại phẫu thuật đại tràng. Mỗi loại phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng đến khả năng dinh dưỡng của người bệnh. Sau 2-3 ngày sau khi phẫu thuật cắt đoạn đại tràng nên nuôi dưỡng thông qua đường tĩnh mạch. Điều này rất có lợi cho thời gian để vết mổ cũng như miệng nối đại tràng liền tốt.

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, người bệnh nên ăn các thức ăn dễ tiêu, lỏng như cháo, súp và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Giai đoạn đầu sau mổ

Khi người bệnh bắt đầu ăn, sẽ bắt đầu với nước hầm xương và nước trái cây và các loại thức ăn rất dễ tiêu hóa. Trong thực đơn hàng ngày có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm có hại đồng thời cần cung cấp một số thực phẩm để cung cấp năng lượng.

Người bệnh có thể phải hạn chế các loại thực phẩm sau đây một cách tạm thời: da và vỏ trái cây, sữa, chất xơ ngũ cốc, đậu và đậu Hà Lan, kẹo, chất béo và thực phẩm chiên, tránh các loại hạt, các loại trái cây sấy khô như mận, nho khô và quả mọng; tránh các loại rau tạo ra khí như bông cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải brussel, cải xoăn.

Cần một chế độ ăn uống dư lượng thấp: bánh, bánh mì, các loại mỳ ống, nước trái cây, nho, chuối, dưa hấu, nước quả bí, cocktail trái cây; ăn rau nấu chín hoặc rau xay nhuyễn như củ cải đường, ớt chuông, dưa chuột (không ruột), cà tím, đậu xanh, nấm, bí đao, bầu; ăn thịt nấu chín nhừ, cá, trứng.

Sau khi phẫu thuật đại tràng khả năng của người bệnh để phân hủy sữa có thể được tạm thời hoặc vĩnh viễn thay đổi. Trung tiện nhiều lần, chuột rút và tiêu chảy là một số biểu hiện thường gặp ở những người uống sữa sau mổ cắt đoạn đại tràng. Người bệnh có chế độ ăn uống kiêng có thể làm giảm hoặc mất hẳn các triệu chứng trên sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng.

Giai đoạn phục hồi

Khi người bệnh dần phục hồi, có thể bắt đầu thực hiện theo chế độ ăn uống đảm bảo cho sức khỏe nói chung và công tác phòng chống ung thư thông qua việc lựa chọn và kết hợp điều phối nhiều loại thức ăn, chứa nhiều calo, albumin và giàu vitamin như các loại cá, thịt nạc, sữa, nấm, các loại quả, hạt và đậu đỗ, dầu cá, các chế phẩm từ sữa (mỗi ngày nên uống 1 - 2 cốc sữa) và từ các loại rau xanh. Thức ăn nhiều đạm sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều axit amin. Các loại axit amin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Đối với người bệnh ung thư đại tràng do không muốn ăn nên không có đủ dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, việc chọn lựa thức ăn lại càng cần đặc biệt chú ý, thức ăn phải được coi trọng như việc dùng thuốc thậm chí còn phải được quan tâm và chú ý hơn. Lựa chọn thức ăn hợp lý là một cách bồi bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nên ăn phong phú các loại thực phẩm nhưng thức ăn phải được chế biến càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là ăn món luộc, hấp, ăn các thức ăn dễ tiêu, lỏng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thức ăn nên được nấu kỹ, với các thực phẩm có xơ khó tiêu nên xay nhỏ, lọc bỏ xơ. Chia làm 5-6 bữa/ ngày, ăn nhẹ, tránh ăn quá no hoặc quá đói. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi, không lao động nặng.

Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bữa ăn: glucid, protein, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể. Tránh các loại quả chua, dưa chua, gia vị cay nóng, các chất kích thích vì gây kích thích vết loét. Tránh ăn các thức ăn khô, cứng. Tuyệt đối không sử dụng rượu, thuốc lá.

BS. Trần Anh Ngọc

Theo songkhoe.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top