• Phẫu thuật ứng dụng robot: Điều trị triệt để, xâm lấn tối thiểu
Thực hiện xạ phẫu định vị toàn thân tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
Di căn gan dễ tử vong sớm
Bà Phạm Thị T. 61 tuổi (Hà Nội) phát hiện ung thư đại tràng phải giai đoạn muộn. Sau phẫu thuật và truyền 13 lần hóa chất lại phát hiện di căn gan. Bà lại áp dụng đủ các phương pháp: đốt sóng cao tần, nút mạch, cấy tế bào gốc máu và điều trị đích…nhưng bệnh không đỡ mà u trong gan tăng lên nhanh chóng, lan sang cả tụy, phổi… sống phụ thuộc vào móc phin.
Rất may khi đó Vinmec là đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng phương pháp tiên tiến SBRT trực tiếp vào khối u di căn tại gan giúp giảm đau, giảm kích thước khối di căn và góp phần làm tăng cường hiệu quả thuốc điều trị miễn dịch. Thực hiện 3 lần kết hợp với liệu pháp miễn dịch toàn thân bà thấy giảm đau dần và hết đau, cơ thể phục hồi nhanh chóng. Tới nay sau hơn 1 năm, bà thấy hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt như người bình thường: Tập thể dục, đi chợ làm việc nhà, leo cầu thang còn thấy khỏe hơn cả thời kỳ chưa bị bệnh.
BS Đoàn Trung Hiệp, Trưởng khoa Xạ bệnh viện Vinmec Times city cho biết, ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc và đứng thứ tư về tỷ lệ tử vong ở cả 2 giới. Di căn gan được coi là nguyên nhân gây tử vong chính của bệnh. Thông thường có đến 20-25% bệnh nhân được phát hiện ung thư đại tràng đã có di căn gan và có khoảng 20-30% người sẽ tiến triển di căn gan sau điều trị. Đặc biệt có tới 84% tái phát có di căn gan. Khi có di căn gan tiên lượng sống rất xấu, thời gian sống thêm trung bình ít hơn 12 tháng nếu không được điều trị.
Tình trạng của bà T. vô cùng xấu: di căn gan rất sớm sau mổ đã thất bại với 3 lần điều trị hóa chất. Khối di căn gan một ổ lớn 8cm rất khó can thiệp các phương pháp điều trị khác như: điện quang (đã thực hiện một lần nhưng thất bại và không kiểm soát nổi), nút mạch thất bại… tiên lượng sống của bệnh nhân nếu không điều trị SBRT chỉ có thể tồn tại được vài ba tháng.
Ca xạ phẫu cho bệnh nhân ung thư đại tràng di căn gan tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
SBRT thay cho phẫu thuật với độ chính xác cao
BS Đoàn Trung Hiệp cho biết, xạ trị thông thường không được chỉ định xạ vào vùng gan vì không kiểm soát được sự di động của u hoặc nếu có thì làm tổn thương nhu mô gan rất lớn. SBRT là hình thức xạ trị cực kỳ chính xác đến từng milimet, nhắm tới mục tiêu điều trị như khối u ở phổi, u cột sống và gan. SBRT là một phương pháp điều trị không xâm nhập – không gây đau/chảy máu, cho phép cấp một liều bức xạ lớn tới một mục tiêu điều trị với độ chuẩn xác rất cao, và việc điều trị chỉ kéo dài trong vài phút, điều mà phương pháp trị liệu truyền thống phải mất đến vài tuần.
Đặc biệt, SBRT là hình thức thay thế cho phẫu thuật, xạ không xâm lấn, không chảy máu, bệnh nhân không đau, không cảm thấy khó chịu một chút nào trong quá trình điều trị nhưng kết quả lại rất cao. Theo các nghiên cứu tại các trung tâm xạ trị lớn tại Mỹ thì tỷ lệ thành công giúp giảm đau khi xạ vào khối ung thư gan đạt từ 40 – 60%.
BS Hiệp nhấn mạnh, giảm đau là mục tiêu quan trọng trong điều trị ung thư di căn gan vì các phương pháp khác rất khó kiểm soát được đau cho bệnh nhân. Với phương pháp xạ trị không chỉ giúp giảm đau mà còn làm giảm kích thước, triệt tiêu khối u, giúp người bệnh có thể trở về cuộc sống như bình thường. Ví dụ như bệnh nhân T., sau 3 lần xạ, u đã giảm từ > 8m xuống còn < 3cm, bệnh nhân hoàn toàn hết đau.
Tại Vinmec Timecity đã triển khai kỹ thuật này từ tháng 9/2017 và đã thực hiện thành công cho 8 bệnh nhân ung thư gan, 04 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm ở người già không có chỉ định mổ cho kết quả tốt với tác dụng phụ tối thiểu (viêm da do xạ trị độ 1).
Kỹ thuật SBRI là kỹ thuật xạ trị có độ chính xác cao, cấp liều xạ lớn trong thời gian ngắn vào khối u và tránh liều tối đa vào mô lành và xung quanh. Ưu điểm của xạ trị SBRT là thay thế phẫu thuật, thay thế nút mạch nếu bệnh nhân không đồng ý can thiệp phẫu thuật, kích thích tăng đáp ứng với điều trị miễn dịch. Đặc biệt, đây là thủ thuật không xâm lấn nên bệnh nhân chỉ cần điều trị ngoại trú không phải trải qua cảm giác đau đớn như các can thiệp khác gây nên.
Thúy Nga