Nâng cao chất lượng cuộc thi KH&KT, khơi dậy đam mê, sáng tạo
Mai Loan
Hội thảo “Đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc thi KH&KT, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ” đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học.
chia sẻ
Ngày 29/10, Hội thảo "Đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc thi Khoa học và Kỹ thuật, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ" được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội.
TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam (ngoài cùng bìa trái) tặng bằng khen cho tổ chức, cá nhân có thành tích tốt tại các cuộc thi.
Khơi dậy đam mê nghiên cứu, đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng đã dẫn câu nói của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có vước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học
Theo lời Bác dạy, Đảng và Nhà nước ta, các đồng chí lãnh đạo các cấp và toàn xã hội luôn quan tâm tới các em. Một trong các giải pháp là chúng ta đã tổ chức các cuộc thi KH&KT để khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ.
“Chúng ta là những người cha, người ông, người bà, các bậc phụ huynh, là cô giáo, thầy giáo, là người thân sẽ thấy vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy khuôn mặt rạng rỡ của các em đầy hạnh phúc, đầy lòng tự hào, thật là ngây thơ và đáng quý khi các em làm được việc tốt, có sáng tạo mới được chúng ta tôn vinh, động viên khen thưởng”, Chủ tịch Phan Xuân Dũng chia sẻ.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng cho hay, đất nước ta đang ở một vị thế, địa vị khác xa trước đây 10 năm, 20 năm. Chúng ta đã thoát nghèo, đã trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế đứng thứ 35 trên thế giới với trên 100 triệu dân, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của quốc gia chúng ta đứng thứ 44/133 quốc gia năm 2024, tăng 2 bậc so với năm 2023.
Nhưng thế giới không đứng yên mà đang phát triển nhanh chưa từng có dựa trên nền tảng KH&CN của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo điều kiện cho những chuyện không thể thành có thể, biến chuyện hoang tưởng thành sự thật trong cuộc sống.
“Hội thảo hôm nay được tổ chức nhằm đưa ra giải pháp tốt hơn nữa, tiếp tục khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo của các em”, Chủ tịch Phan Xuân Dũng chia sẻ.
Cần đổi mới, nâng cao chất lượng các giải thưởng, hội thi
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, các giải thưởng khoa học công nghệ, hội thi, cuộc thi khoa học kỹ thuật đã động viên, khuyến khích các nhà khoa học, những tài năng trẻ, vinh danh những thành tựu xuất sắc và sự đóng góp của họ cho sự tiến bộ của khoa học nước nhà.
Thông qua Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi, các nhà khoa học và sáng tạo cả nước đã ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên nhi đồng.
TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Tuy nhiên, cùng với đó là nhiều khó khăn, rào cản, hạn chế. TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam chỉ ra, một trong những hạn chế là chưa có cơ chế khuyến khích, động viên khác như xét thi đua, nâng lương, cộng điểm vào các Trường THPT, đại học… nên chưa khuyến khích được các sản phẩm có chất lượng tham gia cuộc thi, Hội thi.
Hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ từ TƯ đến địa phương hầu như là không có. Mọi hoạt động đều do cán bộ thuộc Cơ quan Thường trực BTC Hội thi của tỉnh tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở một số đơn vị bạn để triển khai hướng dẫn các đối tượng đăng ký tham gia Hội thi và lập hồ sơ dự thi.
Đưa ra các đề xuất, TS Lê Công Lương nhấn mạnh, Liên hiệp Hội Việt Nam và Hội đồng Bảo trợ Quỹ VIFOTEC có các cuộc làm việc với các Bộ, Ban, ngành TƯ, đặc biệt là các cơ quan đồng tổ chức bàn về cơ chế phối hợp, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các giải thưởng, hội thi, cuộc thi sáng tạo KH&KT
Theo ông Lương, cũng cần bổ sung sửa đổi các văn bản về giải thưởng, hội thi, cuộc thi đã ban hành quá lâu hoặc không còn phù hợp như: Quy chế hoạt động của Hội đồng Bảo trợ Quỹ VIFOTEC; Thể lệ giả thưởng, cuộc thi, hội thi; Quy định chế độ tài chính cho Giải thưởng, Hội thi, Cuộc thi…
Ông Nguyễn Thiên Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ phát biểu tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Thiên Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ cho rằng, cần tham khảo có chọn lọc các mô hình, cách thức tổ chức sân chơi khoa học công nghệ các nước tiên tiến trên thế giới nhằm đa dạng hóa và đổi mới các sân chơi phù hợp thực tiễn cũng như nhu cầu của thanh thiếu niên trong thời đại mới.
Cùng với đó, mở rộng phạm vi đối tượng để thu hút thanh thiếu niên nước ngoài tham gia các cuộc thi do Việt Nam tổ chức; đồng thời chọn cử các tài năng trẻ khoa hoc công nghệ tham gia các sân chơi quốc tế. Đây là yếu tố thúc đẩy chất lượng các sân chơi dành cho thanh thiếu niên và khẳng định tiềm năng khoa học của Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ trong khu vực và thế giới.
GS.TS. Tạ Ngọc Đôn, nguyên Vụ Trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá kết quả sau mỗi lần tổ chức và đóng góp của cuộc thi/giải thưởng đối với hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
"Sau mỗi 5 năm có tổng kết, đánh giá sự phát triển các của thí sinh kể từ khi đoạt giải để thấy được hiệu quả lâu dài của việc tổ chức các cuộc thi/giải thưởng này", ông Đôn nói.
Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục công nhận các kỳ thi Olympic sinh viên
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam cho hay, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong ba khâu đột phá phát triển đất nước. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Chuyển đổi số quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng.
Một trong những hình thức khuyến khích tìm kiếm nguồn lực chất lượng cao là thông qua tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi. Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam và Lập trình sinh viên quốc tế ICPC là hai kỳ thi đã góp phần phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cho Chuyển đổi số quốc gia và Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tuy nhiên, phong trào Olympic, ICPC còn có nhiều khó khăn, đặc biệt là Bộ GD&ĐT từ năm 2019 Olympic bắt đầu không trao bằng khen của Bộ cho các sinh viên đoạt giải giải Nhất, các Thầy cô và trường đăng cai.
Kỳ thi ICPC là kỳ thi Quốc tế quy mô và uy tín toàn cầu, nhưng vẫn cần nhiều thủ tục xin phép tổ chức từng năm và chưa nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Bộ GD&ĐT, chưa có ghi nhận hoặc ưu đãi (khuyến khích) phù hợp cho các thầy cô, sinh viên nhằm tạo phong trào tích cực tham gia các kỳ Olympic…
Ông Long đề nghị cần chính thức hóa và có nguồn kinh phí hàng năm cho hoạt động Olympic Tin học sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng.
Bộ GD&ĐT cần cụ thể Nghị định 110 mới về khen thưởng học sinh - sinh viên đoạt giải (Bộ đang dự thảo Nghị định công nhận Olympic là Quốc gia và ICPC là Quốc tế).
Ông Long cũng đề xuất Bộ GD&ĐT nên chuyển giao tổ chức các Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia cho các Hội nghề nghiệp như: Hội Tin học VN, Hội Toán học VN, Hội Vật Lý VN… đồng thời khuyến khích Olympic sinh viên các ngành KH&CN hội nhập Quốc tế với các Kỳ thi quốc tế có uy tín tương đương.
Mời quý độc giả xem video Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn lý giải việc tạm dừng, chưa thực hiện việc công nhận Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh:
Không chỉ riêng Yên Bái mà các tỉnh thành khác bị ảnh hưởng cơn bão số 3 cần khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ một cách nhanh, gọn, hiệu quả nhất có thể để sớm ổn định đời sống của người dân.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Liên hiệp Hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh có báo cáo và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét chấp thuận đối với Phương án chi tiết nuôi trồng thủy sản tập trung trên vùng đệm vịnh Hạ Long, thuộc địa bàn thành phố Hạ Long.
Sáng 16/10 tại Hà Nội, Công đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức buổi họp mặt phụ nữ chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).
Việc phòng, chống lãng phí không chỉ cần thiết, mà là điều kiện tiên quyết để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của quốc gia.
“Việc thu thập tư liệu, hiện vật có liên quan tới Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ tôn vinh đóng góp to lớn của Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, mà còn bảo tồn các giá trị lịch sử”.
Đề cập đến các khó khăn vướng mắc trong các dự án, công trình trọng điểm trong thời gian qua, TS. Đặng Việt Dũng-Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) chỉ ra 5 vấn đề.
Sáng 4/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Long trong việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội".
Đại biểu cho rằng, sự hình thành thị trường trao đổi bài có chất lượng để công bố quốc tế phục vụ cho việc đánh giá đại học nên nạn mua bán bài tốt đã thành vấn nạn càng làm cho các tạp chí trong nước thiếu bài tốt.