Nạn nhân của TV

Nạn nhân của TV chính là đứa trẻ xinh xắn, đôi mắt trong veo, cái miệng rõ xin mà không thể nói được. Bởi thế giới của nó chỉ dừng lại ở màn hình TV.

Hình minh họa.

Cậu bé 2 tuổi rưỡi mà chưa biết nói. Đi khám thì mới biết cậu bị ảnh hưởng của việc xem TV quá nhiều. Nguy hiểm đến nỗi, bác sĩ giải thích, trong não của đứa trẻ, thế giới chỉ dừng lại ở màn hình của TV. Nó không biết giao tiếp với thế giới thật, với mọi người xung quanh.

Giờ  thì mỗi sáng, trước khi đến lớp mẫu giáo, bé phải đến điều trị với chuyên gia.

Nhìn đứa bé xinh xắn, đôi mắt trong veo, cái miệng rõ xinh mà không thể nói được. Bố mẹ nó, theo hướng dẫn của chuyên gia cứ phải thật kiên nhẫn nói từng từ để bé học nói theo, dù chưa nghe rõ, nhưng cũng đã mừng lắm rồi vì nó đã chịu nhắc lại. Rõ là đẻ con lành mà suýt nữa thì thành đứa trẻ thiểu năng không biết nói.

Việc ảnh hưởng của TV, của điện thoại di động tới sự phát triển của trẻ đã được cảnh báo lâu rồi, nhưng nhiều người vẫn coi đó là chuyện ở đâu đó chứ không phải của con cháu mình.

Thế nên, để dỗ trẻ, để rảnh tay làm việc khác, người ta cho nó ngồi trước màn hình TV, hay đưa cho nó cái điện thoại. Lại còn khoái chí khi thấy đứa bé 1-2 tuổi sử dụng thành thạo điện thoại thông minh, nhoay nhoáy bấm phím chơi games… Rồi lại cứ thắc mắc, tại sao bây giờ nhiều trẻ bị tự kỷ thế.

Trẻ con chỉ là nạn nhân, không chỉ của công nghệ, mà còn là nạn nhân của cả người lớn nữa. Bố mẹ thiếu hiểu biết, thiếu thời gian, hay có khi lại ngại chơi với con, nên cứ thấy con ngồi ngoan ngoãn trước TV, trật tự chơi với cái điện thoại là yên tâm để làm việc khác. Mà không biết rằng mình đang đẩy con vào vòng nguy hiểm.

Ngay với người lớn còn khó kiềm chế, còn bị nghiện điện thoại, nghiện các trò chơi điện tử… vậy mà lại để con trẻ tự do, thoải mái với máy tính, với TV, điện thoại như thế thì thật quá nguy hiểm. Cấm còn khó, nói gì đến việc cứ bày ra mọi thứ trước mặt trẻ như thế, tạo điều kiện đến như thế.

Tiếp xúc với các thiết bị điện tử là không thể tránh khỏi trong thế giới ngày nay. Thế nhưng phải biết tác hại của nó để hạn chế. Và để thay thế một đam mê này phải có một đam mê khác mạnh mẽ hơn.

Phải để cho con trẻ được tiếp xúc với thế giới thực, với các hoạt động thực tế ngoài thiên nhiên, tách xa màn hình TV, điện thoại. Làm được thế, người lớn cần phải có quyết tâm, phải cố gắng, phải chịu vất vả rất nhiều.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top