Xác định nhu cầu của bạn
Trước khi mua một chiếc iPhone cũ, hãy xác định rõ nhu cầu của bạn. Bạn cần một chiếc iPhone để sử dụng hàng ngày hay chỉ để trải nghiệm một số tính năng mới? Bạn cần một chiếc iPhone có dung lượng lớn hay chỉ cần dung lượng nhỏ?
Bạn cần một chiếc iPhone có tính năng chụp ảnh tốt hay không? Điều này sẽ giúp bạn chọn được iPhone phù hợp với nhu cầu của mình.
Kiểm tra hình thức máy
Đây là yếu tố cảm quan dễ nhận biết nhất khi mua iPhone cũ. Đầu tiên, hãy tham khảo các trang mua bán, cửa hàng để tìm được một chiếc ưng ý. Chọn được nguồn gốc của sản phẩm như mua từ người quen, cửa hàng uy tín, chắc chắn bạn biết được rõ thông tin sản phẩm. Nếu không quá hiểu biết về công nghệ, tốt nhất nên tránh xa mua từ các hội nhóm Facebook hoặc các trang rao bán như Chợ tốt hạn chế tình trạng lừa đảo.
Sẽ có nhiều loại hàng như 90%, 95%, 99% tuỳ vào độ giữ gìn của chủ nhân chiếc điện thoại. Việc chọn mua máy cũ bạn phải chấp nhận vài xước sát trên máy, nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được với những vết xước lông mèo không đáng kể.
Nếu máy có vài vết móp, nứt kính hay cấn góc bị biến dạng bạn nên từ chối vì đã có thể xảy ra va chạm, điều này ảnh hưởng đến chất lượng linh kiện điện tử bên trong sẽ dễ bị hư hại sau một thời gian sử dụng.
Tuy nhiên từ những dòng iPhone được sản xuất từ lâu như iPhone 7 mà ngoại hình vẫn đẹp hoàn hảo thì tỉ lệ cao đây chính là một chiếc máy hàng dựng. Cẩn thận hơn, hãy kiểm tra số IMEI trên vỏ lưng máy có khớp với số IMEI trong điện thoại.
Sơ bộ bề ngoài ổn định thì bạn nên chú ý đến sự liền mạch giữa khung viền và màn hình của máy. Các khu vực tiếp xúc có bị chênh nhau không? Có liền lạc với nhau không? Nếu có độ chênh lệch thì rõ ràng chiếc máy này đã bị bung ra sửa chữa, thay thế mặt lưng kính, thay màn, hoặc cũng có thể do tác động lực nên máy đã biến dạng.
Kiểm tra xem các linh kiện phần cứng có lỗi gì không
Màn hình cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng khi mua máy, để không mua phải máy màn lỗi hoặc máy đã thay màn chúng ta cần chú ý 2 điểm: Cảm ứng và điểm chết.
Về phần cảm ứng, kiểm tra cũng tương đối đơn giản. Các bạn lấy 1 icon bất kỳ trên màn hình chính, điều chỉnh nó di chuyển khắp các nơi trên phần hiển thị và nếu icon "rơi" ra trong quá trình thử nghiệm thì màn hình có lỗi về cảm ứng và dĩ nhiên bạn không nên mua chiếc máy này.
Về phần điểm chết, các bạn vào Youtube và tìm kiếm từ khóa Blackscreen test, nếu màn hình có điểm chết thì trong clip chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy.
Sau đó là các linh kiện khác của máy. Để kiểm tra cảm biến của iPhone cũng khá đơn giản, bạn hãy thực hiện 1 cuộc gọi cho 1 người nào đó. Nếu màn hình tắt khi bạn đưa tay lên vùng cảm biến ánh sáng ở bên cạnh loa nghe hoặc đưa điện thoại lên tai thì chứng tỏ cảm biến ánh sáng vẫn còn hoạt động.
Ngoài ra, bạn hãy nói chuyện với đầu dây bên kia để kiểm tra micro và loa thoại có nghe rõ không.
Kiểm tra dung lượng pin
Dung lượng pin là yếu tố rất quan trọng khi mua một chiếc iPhone cũ. Hãy kiểm tra dung lượng pin của iPhone trước khi mua. Nếu pin của iPhone cũ đã bị hao mòn, bạn có thể yêu cầu người bán thay thế pin mới trước khi mua.
Kiểm tra IMEI, Icloud, phát hiện iPhone Lock
Nhân tố trọng điểm mà bạn không bao giờ được quên khi mua iPhone cũ. Đó là chắc chắn máy đã thoát Icloud của người chủ cũ. Tính năng Activation Lock tích hợp chung với tính năng Find My Iphone sẽ hỗ trợ bạn định vị và tìm máy nếu bị thất lạc.
Hãy tắt chế độ Find My iPhone hoặc cài đặt lại toàn bộ điện thoại, nếu vẫn còn dính Icloud, máy sẽ yêu cầu bạn đăng nhập. Hãy yêu cầu chủ cũ đăng xuất hoặc từ chối thẳng thừng nhé.
Bên cạnh đó, trong quá trình cài đặt lại toàn bộ máy, bạn sẽ phát hiện được đây có phải máy Lock hay không. Vẫn có một vài trường hợp “hi hữu”, những chiếc iPhone Lock “ngụy trang” thành Iphone bản quốc tế và bán với giá mềm hơn nhiều.
Khi bạn xóa và khôi phục lại toàn bộ cài đặt gốc, Iphone sẽ yêu cầu bạn cài đặt sim. Những nhà mạng hiện có ở Việt Nam như Mobifone, Viettel, Vinaphone sẽ không thể lắp và hoạt động được trên máy ngoại trừ ICCID hoặc sim ghép. Hoặc iPhone sẽ thông báo “Sim bị khoá” ngay lập tức bạn sẽ phát hiện đây là một chiếc iPhone lock.
Về phần IMEI, bạn có thể đối chiếu ngay trên vỏ hộp, lưng máy và khe sim xem có khớp với nhau hay không. Vào cài đặt => Giới thiệu chung => lấy số IMEI và vào trang web chính của Apple để check xem có đúng với máy không.
Thảo luận với người bán
Khi mua một chiếc iPhone cũ, hãy thảo luận với người bán để biết thêm thông tin về thiết bị. Bạn hãy hỏi về lịch sử của iPhone, tính năng và chức năng, dung lượng pin, tình trạng của màn hình và camera, và bất kỳ thông tin khác mà bạn cần biết.