Mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và trầm cảm

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã khám phá mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và trầm cảm và cho thấy rằng đây có thể là một lý do khiến các phương pháp điều trị trầm cảm thất bại.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã khám phá mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và trầm cảm và cho thấy rằng đây có thể là một lý do khiến các phương pháp điều trị trầm cảm thất bại.

Khoảng 20 - 30% những người bị trầm cảm và rối loạn tâm trạng khác không nhận được sự giúp đỡ cần thiết từ các liệu pháp hiện có. Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới. Do đó, được tiếp cận với các liệu pháp điều trị hiệu quả là tối quan trọng với người bệnh.

Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã chỉ ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là thủ phạm tiềm tàng cho chứng trầm cảm kháng trị và cho rằng việc sàng lọc và điều trị tình trạng này có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

TS William V. McCall, Chủ tịch Khoa Tâm thần và Hành vi Sức khỏe tại Đại học Y Georgia, thuộc Đại học Augusta tác giả nghiên cứu cho biết, chưa có nghiên cứu nào đề cập tới OSA là nguyên nhân tiềm ẩn của trầm cảm kháng trị, xảy ra ở khoảng 50% người lớn mắc chứng rối loạn trầm cảm. Ông hy vọng với kết quả của nghiên cứu mới sẽ khắc phục được điều này.

Mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và trầm cảm

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

TS William V. McCall và nhóm nghiên cứu đã kiểm tra tỷ lệ OSA không được chẩn đoán trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở những người mắc chứng rối loạn trầm cảm và có xu hướng tự tử. Họ đã tuyển dụng 125 người bị trầm cảm, ban đầu với mục đích xác định xem việc điều trị chứng mất ngủ có cải thiện các triệu chứng trầm cảm của họ hay không.

Sau khi đã loại trừ những người có nguy cơ mắc OSA như béo phì, hội chứng chân không yên, uống thuốc ngủ… các nhà khoa học đã kiểm tra những người tham gia bằng một bài kiểm tra về giấc ngủ và phát hiện ra rằng 17 trong số 125 người (gần 14%) bị OSA.

TS William V. McCall và các đồng nghiệp lưu ý rằng, những người bị OSA này không xuất hiện với các chỉ số thông thường về mức độ nghiêm trọng của OSA, chẳng hạn như buồn ngủ ban ngày. Ngoài ra, 6 trong số 17 người là phụ nữ không béo phì. Điều này trái ngược với nhóm thường có nguy cơ mắc OSA, đó là đàn ông thừa cân. Ngoài ra, có 52 trong số 125 người tham gia bị trầm cảm kháng trị; 8 trong số những người bị trầm cảm kháng trị cũng bị OSA.

Trước đây, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các điều kiện cơ bản - chẳng hạn như suy giáp, ung thư và bệnh động mạch cảnh - thường có thể là nguyên nhân của trầm cảm kháng trị. Do đó, nhiều người bị trầm cảm trải qua một loạt các xét nghiệm xâm lấn và tốn kém trong nỗ lực tìm ra nguyên nhân thất bại trong điều trị trầm cảm như quét MRI, xét nghiệm dịch não tủy… nhưng Tiến sĩ McCall và nhóm nghiên cứu khuyên, cần kiểm tra về chất lượng giấc ngủ trước khi tiến hành các phương pháp khác.

Như vậy, nghiên cứu này cho thấy, những người bị ngưng thở khi ngủ có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm và ở những người bị OSA sẽ không đáp ứng tốt với thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng thừa nhận rằng một số yếu tố khác như tác dụng phụ của các loại thuốc khác, bao gồm thuốc chẹn beta và corticosteroid, cũng có thể gây trầm cảm kháng trị.

TS William V. McCall khuyến cáo, người bị ngưng thở khi ngủ sử dụng máy CPAP (máy thở áp lực dương không xâm lấn) sẽ giúp cải thiện được tình trạng này.

Theo songkhoe.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top