Mít ngon nhưng 5 nhóm người không nên ăn tránh gây hại sức khỏe

Vị ngọt thanh và hương thơm của mít chắc hẳn sẽ khiến không ít người vô cùng thích thú khi thưởng thức loại trái này. Không chỉ bổ dưỡng mít còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên những trường hợp nào không nên ăn mít...

Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), trong 100g thịt mít có chứa 157 calo, 1g chất béo, 38g carbohydrate, 2.8g protein và 2,5g chất xơ. So với các loại trái cây khác, hàm lượng protein của mít ở mức cao - chỉ thua kém các loại đậu. Không những vậy, trong quả mít còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin C, kali, canxi và sắt. Ngoài ra, mít còn là nguồn cung cấp vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic – những khoáng chất có tác dụng tốt với hệ thần kinh.

Mít thơm ngon nhưng 5 nhóm người không nên ăn tránh gây hại sức khỏe

Mít thơm ngon nhưng 5 nhóm người không nên ăn tránh gây hại sức khỏe

Những người không nên ăn mít

Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn hạn chế chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi nạp vào cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Người có vấn đề về tiêu hóa

Mít chứa enzyme có thể gây kích ứng với dạ dày và ruột, do đó, những người có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế tiêu thụ.

Bệnh gan nhiễm mỡ

Mít chứa nhiều đường không tốt cho gan, thậm chí còn dễ gây nóng trong người. Nếu mắc gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu

Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Người mắc bệnh suy thận mạn tính

Người bệnh nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Vì khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do tim ngừng hoạt động đột ngột.

Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Nhiều người vẫn có thói quen ăn uống không khoa học, tuy nhiên với mít, các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên ăn mít sau 1-2 giờ sau bữa ăn chính.

Không được ăn lúc bụng đói, sẽ khiến cơ thể dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Và đặc biệt, không nên ăn vào chiều tối vì sẽ gây ra cảm giác khó chịu vào ban đêm do hàm lượng chất xơ trong mít khá cao.

Mỗi lần ăn mít, chỉ nên ăn từ 80-100g mít, tương đương 4-5 múi. Việc ăn quá nhiều mít cùng một lúc sẽ làm lượng đường trong máu cao, dẫn đến tình trạng nóng gan, ảnh hưởng đến thận.

Ăn mít kèm hoa quả khác sẽ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể cân bằng được lượng chất hấp thụ vào cơ thể.

Theo Đời sống
Xu hướng trang phục denim phủ sóng mùa hè 2024

Thời trang denim lên ngôi mùa hè 2024

Các món đồ denim phom dáng thoải mái, thiết kế đơn giản đang rất thịnh hành thời gian gần đây, tạo nên phong cách trẻ trung, thanh lịch và tinh tế... cho các quý cô sành mốt.
back to top