Ảnh minh họa.
Bệnh tiến triển từ từ hay đột ngột với mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp nặng, mảng xơ cứng co kéo làm cho dương vật cong, gập và gây đau mỗi khi cương làm cản trở hoạt động tình dục của người bệnh.
Bản chất của các mảng xơ là lành tính. Khi mảng xơ phát triển ở mặt lưng dương vật sẽ làm cho dương vật cong gấp khúc lên trên còn khi nó phát triển ở mặt bụng của dương vật sẽ làm cho dương vật cong gấp khúc xuống dưới. Cũng có thể mảng xơ nằm ở cả hai mặt làm cho dương vật lồi lõm và ngắn lại. Nguyên nhân gây bệnh có thể do rối loạn cơ chế tự miễn của cơ thể hoặc sau các chấn thương (bẻ cong hay va đập mạnh).
Các chấn thương này gây chảy máu tại chỗ bên trong dương vật lâu ngày hình thành nên các mảng xơ hay cục xơ. Biểu hiện: Đau khi cương, đau tăng lên khi quan hệ tình dục; Dương vật vẹo hoặc cong khi cương, khó đưa vào trong âm đạo; Giảm hoặc mất khả năng cương cứng. Bệnh thường được theo dõi hoặc điều trị nội khoa (mỗi đợt điều trị thường 2,5 – 3 tháng) cho tất cả các trường hợp từ 1 – 2 năm trước khi có chỉ định điều trị ngoại khoa.
Phẫu thuật chỉ thực hiện khi điều trị nội khoa thất bại, bệnh ở mức độ nặng, người bệnh đau, dương vật cong quá mức cản trở chức năng sinh lý. Nguyên tắc phẫu thuật là lấy bỏ cục xơ và làm thẳng dương vật. Chỉ được tiến hành khi có các phẫu thuật viên có kinh nghiệm.
ThS Đinh Anh Tuấn
(Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế)