Mạng xã hội Việt Nam “ào ạt” ra mắt

(khoahocdoisong.vn) - Chỉ trong 3 tháng gần đây đã có tới 3 mạng xã hội “made in Vietnam” ra mắt, đi kèm với đó là những sự cam kết cũng như tài trợ từ các quỹ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 6/2019, mạng xã hội đầu tiên do chính người Việt phát triển, dựa trên nền tảng tích hợp mạng xã hội, dịch vụ du lịch trực tuyến và thương mại điện tử được ra mắt tại TP.HCM với tên gọi Hahalolo. Mạng này có đầy đủ các chức năng cơ bản cho phép người dùng kết bạn, giao lưu và trò chuyện trực tuyến.

Tới tháng 7, một mạng xã hội khác của Việt Nam cũng ra mắt với tên gọi Gapo. Đây là mạng xã hội của Công ty Cổ phần công nghệ Gapo (Gapo Technology). Gapo nhận được cam kết đầu tư 500 tỷ đồng từ G-Capital. Khoản đầu tư đầu tiên này dự kiến được sử dụng trong giai đoạn 1 của dự án để đạt mục tiêu 50 triệu người dùng sau 2 năm ra mắt.

Sau Hahalolo và Gapo, mạng xã hội tiếp theo vừa được giới thiệu là Lotus. Dự án này được thành lập, đầu tư và triển khai bởi VCCorp, với sự tham gia vốn của các doanh nghiệp và cá nhân trong nước. Lotus là mạng xã hội đi theo hướng khác biệt, lấy nội dung làm trọng tâm, tạo nên nền tảng hỗ trợ các nhà sản xuất nội dung và các cá nhân sáng tạo để có được các nội dung chất lượng hơn phục vụ người sử dụng.

Trong khi Hahalolo có cấu trúc gồm mạng xã hội, thương mại điện tử và du lịch tích hợp trên nền tảng website, Gapo lại “thuần” tính chất mạng xã hội hơn, theo mô hình gần với Facebook. Còn Lotus xoay quanh nội dung do người Việt phát triển và làm chủ.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: "Các mạng xã hội mới nên để cho người chơi tự quyết định luật chơi của mình. Nếu tồn tại một mạng xã hội tạo ra sự khác biệt hoặc đi ngược hướng Facebook, với tư duy chia sẻ doanh thu, cùng thiết lập cuộc chơi (thuật toán mở), tôn trọng luật pháp nước sở tại, bên cạnh đó mang được yếu tố bản địa hóa, mạng xã hội này sẽ thay đổi thế giới, làm cho xã hội văn minh hơn".

Dù mỗi mạng xã hội Việt đều có chiến lược phát triển riêng, tuy nhiên khó khăn chung vẫn là thu hút người dùng Việt trong điều kiện chịu ảnh hưởng và cạnh tranh với các mạng khổng lồ của thế giới như Facebook, Youtube hay Google. Và sẽ mất nhiều thời gian để kiểm chứng được khả năng sống sót, hay sống chung của mạng xã hội Việt với các mạng xã hội lớn của thế giới.

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top