<div> <div> <ul> <li>Danh sách các "tư lệnh ngành" trả lời chất vấn gồm bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Công an; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài chính; Công Thương; Giao thông Vận tải; Ủy ban Dân tộc; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước.</li> <li>Ủy ban Thường vụ Quốc hội không chọn bộ trưởng, trưởng ngành cụ thể nào để chất vấn mà sẽ chất vấn những vấn đề giám sát từ đầu nhiệm kỳ. Câu hỏi liên quan đến bộ trưởng, trưởng ngành nào thì người đó sẽ trả lời. Phiên chất vấn diễn ra trong một ngày, 15/8.</li> </ul> </div> <figure class="video cms-video" data-video-src="" false="" source-url="/video-chat-van-va-tra-loi-chat-van-tai-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-post978714.html"> <div><iframe allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/-QqcY9P_DF8" width="560"></iframe></div> <figcaption><strong><span>Chất vấn và trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội</span></strong> Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành trọn ngày 15/8 để chất vấn việc thực hiện các nghị quyết về giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018 của 15 "tư lệnh ngành".</figcaption> </figure> <div> <ul class="events"> <li class="comment" id="184928"> <div> <div> <p>Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) chất vấn Phó thủ tướng Vương Đình Huệ về tình trạng nợ đọng văn bản, hướng dẫn thực hiện các luật đã được ban hành. Có luật có hiệu lực nhưng 2 năm sau mới ban hành nghị định hướng dẫn, như Luật khoáng sản gây nhiều hệ lụy, có thể gây thiệt hại hàng nghìn tỷ cho Nhà nước. Nguyên nhân là gì, trách nhiệm của các bộ trưởng ra sao và giải pháp thời gian tới như thế nào?</p> <p><strongr>Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói phần chung về thực trạng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ trả lời vào chiều nay. </strongr></p> <p>Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Ảnh: <em>Minh Quân. </em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/ha_zing(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strongr><strongr>Liên quan đến việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Khoáng sản sau hơn 2 năm, bà Ngân yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên Môi trưởng Trần Hồng Hà trả lời. </strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận phản ánh của đại biểu về việc Luật Khoáng sản có hiệu lực 2 năm vẫn chưa ban hành được Nghị định hướng dẫn là đúng. <strongr>Ông cho biết sau khi Luật có hiệu lực thì 2,5 năm sau mới có Nghị định hướng dẫn.</strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Chính sách mới được thể hiện trong luật mà việc chậm nghiên cứu, ban hành hướng dẫn là trách nhiệm của Chính phủ, nhưng Bộ trưởng Hà nói có nhiều nguyên nhân. Trong đó có việc chưa tính toán được khối lượng khổng lồ liên quan đến giấy phép, cấp phép. Vì vậy, sau khi có quy định thì phải yêu cầu tất cả các địa phương rà soát, xem xét, đánh giá lại, sau đó mới được cấp phép. <strongr><strongr>Hai là trong quá trình xây dựng nghị định có rất nhiều ý kiến. <strongr>Nếu chiếu theo các quy định về hợp tác quốc tế thì đây là khoản phát sinh.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Chủ tịch Quốc hội cho hay liên quan vấn đề này, cách đây mấy ngày, Ủy ban TVQH đã xem xét, cho ý kiến và sẽ trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184927"> <div> <div> <h3>33% lao động Việt tự ý bỏ ra ngoài làm việc tại Hàn Quốc</h3> <p><strongr>Đại biểu tỉnh Bắc Giang Trần Văn Lâm cho biết vừa qua, cử tri phản ánh người lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài phải trả chi phí môi giới cao hơn nhiều lần so với các nước khác trong khối ASEAN, việc bảo vệ quyền lợi người lao động gặp nhiều khó khăn. <strongr>Ông Lâm cũng nêu thực trạng có nhiều trường hợp khi đưa người lao động tới nơi thì không liên lạc được với môi giới ở nhà. Mặt khác, tình trạng người lao động tự ý phá bỏ hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc gây thiệt hại cho người sử dụng lao động và làm mất ổn định thị trường lao động của nước đối tác và làm giảm uy tín của lao động Việt Nam. <strongr>Đại biểu tỉnh Bắc Giang đề nghị Chính phủ cho biết thực trạng cụ thể hiện nay, trách nhiệm quản lý và biện pháp khắc phục trong thời gian tới. </strongr></strongr></strongr></p> <p>Ảnh: <em>Minh Quân.</em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 2 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/dung_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết năm 2017 xấp xỉ 127.000 người, con số năm 2018 khoảng 143.000 người Việt Nam sang lao động tại nước ngoài. Không chỉ số lượng, địa bàn lao động cũng được mở rộng như Australia, Đức, Romania và gần đây nối lại với Czech sau một thời gian gián đoạn.<strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Về vấn đề Việt Nam có chi phí môi giới cao, ông Dung giải thích tại một số nước, các doanh nghiệp chỉ đưa người lao động đi sang nước ngoài lao động là hết trách nhiệm. Trong khi đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn phải quản lý, thậm chí tham gia xử lý những việc liên quan đến người lao động khi có vấn đề xảy ra tại nước đối tác. <strongr>Hiện nay, có khoảng 350 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đưa người Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Ông Dung khẳng định doanh nghiệp Việt căn cứ vào các quy định pháp luật và hiệp định lao động giữa 2 nước để quy định mức tiền chi trả.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Đối với tình trạng lao động Việt phá vỡ hợp động, tự ý bỏ ra ngoài làm việc, Bộ trưởng Dung thông tin chuyện này chủ yếu xảy ra ở Hàn Quốc. Năm 2016 được đánh giá là năm có tỷ lệ lao động bỏ ra ngoài cao nhất, ở mức 55%. Tuy nhiên đến nay, con số này còn 33% và nước đối tác cho rằng đây là tỷ lệ chấp nhận được.<strongr> <strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184926"> <div> <div> <h3>Đang bố trí <abbr class="rate-vnd">1.000 tỷ đồng</abbr> cho giảm nghèo dân tộc thiểu số</h3> <p>Đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai) chất vấn Thủ tướng về mục tiêu giảm nghèo bền vững đã được thực hiện thế nào? Đề án hỗ trợ dân tộc thiểu số đã được thực hiện thế nào?</p> <p>Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Đỗ Văn Chiến đánh giá kết quả đạt khá tốt, tốc độ giảm khoảng 4-5%/năm.</p> <p>“Đời sống đồng bào được nâng lân rõ rệt. So với yêu cầu thì chúng ta còn nhiều việc, nhưng so với chính mình thì đã có bước tiến”, ông nói.</p> <p>Bộ trưởng chỉ ra một số nguyên nhân khiến việc giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu bền vững. Hiện tại, cả nước có 1,3 triệu hộ nghèo, trong đó có 720.000 hộ dân tộc thiểu số. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu tư liệu sản xuất và sinh kế. Ngoài ra chính sách phân tán, nhiều đầu mối quản lý, chưa bố trí được nguồn lực. Trong khi đó, có nhiều hộ dân tộc thiểu số vẫn di cư.</p> <p>Bộ trưởng Chiến cho biết Quốc hội đã đồng ý bố trí vốn trung hạn khoảng <abbr class="rate-vnd">1.000 tỷ đồng</abbr> để thực hiện các quyết định của Thủ tướng về giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số tiền này đang được Bộ KH&ĐT bố trí. Khi có nguồn lực, cơ quan chức năng sẽ có nhiều biện pháp để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo.</p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184925"> <div> <div> <p>Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cũng cho biết cử tri quan tâm xây dựng triển khai cao tốc Bắc – Nam, vì vậy đề nghị Chính phủ cho biết quan điểm chỉ đạo về vấn đề này?</p> <p>Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Ảnh: <em>Minh Quân.</em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 3 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/the_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Chính phủ dựa 3 nguyên tắc. Một là các trình tự thủ tục phải đúng quy định, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Hai là phải tổ chức đấu thầu công khai minh bạch theo quy định pháp luật. Ba là công trình trọng điểm quốc gia, xem xét đặc biệt về vấn đề an ninh quốc phòng.</p> <p>Chúng tôi đã phê duyệt dự án và đang thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Hơn 1 tháng qua bộ đã báo cáo thường trực Chính phủ. Thường tực Chính phủ đang xin ý kiến các cấp lãnh đạo. Đảm bảo có ý nghĩa về kinh tế nhưng đặc biệt phải đảm bảo về an ninh quốc phòng.</p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184924"> <div> <div> <h3>Có khoảng 1 triệu nhân lực tham gia kinh tế biển</h3> <p>Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) đề nghị Chính phủ cho biết việc huấn luyện kỹ năng biển cho người dân để vừa sản xuất vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 4 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/nguyen_thanh_hien__nghe_an.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Hiện nay kinh tế biển Việt Nam đứng ở góc độ khai thác thủy sản là rất lớn, khoảng 95.500 tàu các loại, xấp xỉ 1 triệu nhân lực. Từ đó đặt ra 3 vấn đề. Một là làm sao khai thác hiệu quả, hai là vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ chủ quyền, ba là ứng phó thiên tai.</p> <p>Gần đây Thủ tướng có quyết định 930 để tập trung tuyên truyền kỹ năng cho ngư dân, kèm theo đó là triển khai luật thủy sản, tập trung cơ sở vật chất.</p> <p>Bộ Nông nghiệp thường xuyên tập huấn, tuyên truyền cho 28 tỉnh duyên hải để đi khai thác đảm bảo an toàn, ứng phó thiên tai bằng chương trình hành động. 3 năm qua có 51 cơn bão, áp thấp trên biển Đông. Trong 3 năm qua có 2,1 triệu phương tiện, 9,5 triệu người được di dời, cơ bản đảm bảo an toàn, đặc biệt các khu vực thủy sản.</p> <p>Thứ 2, chúng ta tập trung tuyên truyền để đảm bảo hiệu quả khâu liên kết, thành lập nghiệp đoàn. Khánh Hòa và một số tỉnh đang có nhiều mô hình liên kết bạn tàu, hỗ trợ lẫn nhau, ngư dân cùng với doanh nghiệp, khuyến khích thi đua.</p> <p>Về trang thiết bị, chúng ta đang từng bước nâng cấp với 82 cảng cá, 58 khu neo đậu. Các loại tàu 24 m trở lên đang lắp đặt thiết bị hành trình. Tàu từ 15 m đến dưới 24 m tới đây cũng trang bị toàn bộ.</p> <p>Thứ 3, Chúng ta đang triển khai các nhóm giải pháp để sớm rút thẻ vàng, trở về trạng thái thẻ xanh.</p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184923"> <div> <div> <h3>Tin tiêu cực trên mạng còn dưới 10%</h3> <p><strongr>Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT: Mạng xã hội bây giờ không phải ảo mà là thật, diễn biến rất phức tạp, có tình trạng dùng ngôn từ chống phá, kích động, thông tin sai sự thật. Ngoài ra còn có đánh bạc, lừa đảo gây hiệu qủa rất nghiêm trọng. <strongr>Dù Chính phủ chỉ đạo, bộ, ngành có nhiều biện pháp ngăn chặt, triệt phá nhiều vụ án, vấn đề trên vẫn còn nóng. Kết quả nổi bật, ấn tượng nhất từ khi bộ trưởng trả lời chất vấn đến nay? Từng là lãnh đạo một nhà mạng lớn, bộ trưởng có cam kết chấm dứt được tình trạng sim rác không? Khi nào sẽ có trang mạng xã hội uy tín thay thế trang mạng xã hội khác?</strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr>Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai). Ảnh: <em>Bảo Lâm.</em></strongr></strongr></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 5 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/vuot.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: <em>Minh Quân. </em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 6 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/b010fd25828367dd3e92_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sau một năm nhận nhiệm vụ bộ trưởng, Bộ Thông tin Truyền thông đã đầu tư, xây dựng vận hành trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia. Trung tâm này có hai chức năng gồm giám sát các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam và thông tin trên không gian mạng.</p> <p><strongr>“Khả năng xử lý của trung tâm mỗi ngày khoảng 100 triệu tin, và phân loại, đánh giá được tỷ lệ tin tiêu cực, tích cực. Trước đây, tỷ lệ tin tiêu cực trên 30% nhưng sau khi điều chỉnh chỉ còn dưới 10%”, Bộ trưởng Hùng cho hay.</strongr></p> <p><strongr><strongr>Về giải pháp với các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube, Bộ trưởng TTTT thông tin tỷ lệ thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý đã tăng từ 30-60% trước đây lên 70-80%.</strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hùng cũng khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng mạng xã hội Việt Nam để tránh việc toàn bộ những gì người Việt trao đổi, chia sẻ, mua bán được lưu trữ ở nước ngoài. “Giờ họ dùng thông tin đó để quảng cáo nhưng trong trường hợp đặc biệt có thể ảnh hưởng vấn đề an ninh”, ông nhận định. </strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>Bộ trưởng TTTT đặt mục tiêu các mạng xã hội trong nước sẽ có số người dùng tương đương mạng xã hội nước ngoài. Hiện các mạng xã hội Việt Nam có khoảng 65 triệu người dùng còn mạng xã hội nước ngoài khoảng 90 triệu. Bộ trưởng dự đoán cuối năm 2020 hoặc trong năm 2021 có thể đạt được mục tiêu trên với tỷ lệ tăng trưởng hiện tại của các mạng xã hội trong nước.</strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Liên quan vấn đề quản lý sim rác, Bộ trưởng Hùng cho biết cơ bản đã loại bỏ nhiều sim không đủ thông tin nhưng thừa nhận còn tồn tại lượng sim rác lớn trên các kênh bán hàng. <strongr>“Từ đây tới tháng 9 sẽ tập trung giải quyết sim rác trên kênh bán hàng bằng việc nhà mạng phải mua lại. Bộ sẽ giao trách nhiệm tới tổng giám đốc các công ty viễn thông. Nếu còn tồn tại sim rác, nhà mạng sẽ không được cấp phép các dịch vụ mới như mobile money”, ông Hùng nêu giải pháp.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <br /> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184922"> <div> <div> <h3>Chưa có giải pháp cho tình trạng ngập úng, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ở đô thị</h3> <p>Đối với lĩnh vực Xây dựng, Tổng thư ký Quốc hội đánh giá Luật Quy hoạch đô thị sau 10 năm được ban hành và áp dụng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi <strongr><strongr>Việc triển khai các đề án, dự án cấp quốc gia về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật chưa đạt hiệu quả cao. </strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr>Tình trạng ngập úng, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều đô thị với tần suất gia tăng và chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu. <strongr><strongr>Việc sử dụng quy chuẩn, quy hoạch xây dựng trong quản lý xây dựng vẫn chưa được thực hiện nghiêm. Quy hoạch xây dựng chưa có quy định khống chế về hệ số sử dụng đất. Một số dự án có hệ số sử dụng đất lớn tại các khu vực có độ nén về dân số cao, tiềm ẩn nguy cơ quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị....</strongr></strongr></strongr></strongr></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 7 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/h3_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Việc di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ sở giáo dục đào tạo, bệnh viện, cơ sở công nghiệp, sản xuất gây ô nhiễm... ra ngoài trung tâm các đô thị lớn còn chậm. </strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Tình trạng xây dựng không phép, không phù hợp với quy hoạch, chậm thực hiện các kết luận thanh tra… vẫn còn tiếp diễn. Các vi phạm không được xử lý nghiêm, kéo dài, điển hình như sai phạm ở khu đô thị Thủ Thiêm, xử lý vi phạm tòa nhà 8B Lê Trực.... Cán bộ có biểu hiện nhũng nhiễu, điển hình như có trường hợp thanh tra của Bộ Xây dựng bị khởi tố.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184921"> <div> <div> <h3>Có dự án ODA gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế</h3> <p><strongr>Về việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu nhiều kết quả đạt được nhờ sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng. Qua đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá ở các ngành, các cấp, góp phần uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, sai phạm và đảm bảo hiệu quả của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài. </strongr></p> <p><strongr><strongr>Công tác quản lý nợ công về cơ bản đã thực hiện tốt mục tiêu tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. <strongr>Nhưng một số hạn chế, bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài chưa có chuyển biến mạnh mẽ. </strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>Tình trạng giải ngân thấp so với kế hoạch giao chưa được khắc phục kịp thời. <strongr>Vẫn còn tồn tại những dự án sử dụng vốn vay ODA chưa hiệu quả từ khâu huy động dẫn đến việc thực hiện, sử dụng vốn kém hiệu quả, tạo ra nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế (Dự án đường sắt Hà Nội - Hà Đông, việc đội vốn của các tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tồn tại của một số dự án liên quan đến một số tuyền đường cao tốc).</strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Theo Tổng Thư ký Quốc hội, cần có phương án xử lý để giải quyết đối với những dự án cụ thể này nói riêng và rút kinh nghiệm chung về việc xây dựng tiêu chí, điều kiện vay thật sự hiệu quả, tránh việc lệ thuộc vào nhà tài trợ.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184920"> <div> <div> <h3>Hợp tác chặt chẽ với các trang Google, Facebook, Youtube</h3> <p>Đối với lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Tổng thư ký Quốc hội đánh giá Bộ TTTT đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhóm nội dung mà Quốc hội yêu cầu, thường xuyên định hướng các cơ quan báo chí tuân thủ tôn chỉ, mục đích, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thông tin kịp thời.</p> <p><strongr><strongr>Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quyết liệt xử lý các hành vi vi phạm nhằm chấn chỉnh việc đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội. </strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Đặc biệt, Bộ Thông tin Truyền thông đã chủ động đàm phán, xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ với các trang mạng nước ngoài (Google, Facebook, Youtube) để ngăn chặn và gỡ bỏ các thông tin phản động, sai sự thật, vi phạm pháp luật Việt Nam khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam.</strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>“Tích cực triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn những thông tin xấu, độc hại trên các trang mạng trong nước”, báo cáo thẩm tra đánh giá.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>T</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr>uy nhiên, Tổng thư ký Quốc hội cũng đánh giá cho đến nay, Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu quản lý lĩnh vực. </p> <p><strongr><strongr>Hiện tượng thông tin sai sự thật trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử và các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội vẫn tiếp diễn... Vẫn còn một số hiện tượng tiêu cực, trong một số trường hợp đã làm suy giảm niềm tin của công chúng với báo chí, tổ chức “đánh hội đồng” doanh nghiệp...<strongr><strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Ngoài ra, một số trang thông tin điện tử xuyên biên giới có doanh thu quảng cáo tại Việt Nam trong quá trình hoạt động không có quy trình kiểm duyệt tin, bài, do vậy, nhiều nội dung không lành mạnh, xuyên tạc, phản động vẫn được đăng phát cùng với nội dung quảng cáo, gây ảnh hưởng đến xã hội và hình ảnh doanh nghiệp.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184919"> <div> <div> <h3>Đóng tàu cho ngư dân chất lượng kém, gây lãng phí</h3> <p><strongr>Trong thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ trong kiểm soát các hoạt động trên biển; kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền làm nghề thủy sản khi xuất, nhập bến; kiên quyết không cho ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định; xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.</strongr></p> <p><strongr><strongr>Bộ Quốc phòng phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài và hỗ trợ kịp thời tàu cá, ngư dân ta khi gặp sự cố, bị nước ngoài bắt giữ trái phép.</strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>Đồng thời, các lực lượng chức năng cũng xử lý nghiêm các tàu cá nước ngoài xâm phạm, khai thác hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam.<strongr>Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển, đảo tuy được đầu tư hỗ trợ nhưng vẫn còn hạn chế; hệ thống cảng biển manh mún, dàn trải, các loại tàu thuyền, trang thiết bị còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp; việc đóng tàu cho ngư dân không bảo đảm chất lượng, gây tốn kém, lãng phí và có biểu hiện vi phạm pháp luật nhưng chưa được xử lý kịp thời.</strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Bên cạnh đó, tình trạng tàu cá của ngư dân khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài diễn biến phức tạp; nhiều địa phương tiếp tục để tái diễn các vụ việc tàu cá và ngư dân vi phạm, tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp… gây ảnh hưởng đến hình ảnh, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với quốc tế. Đặc biệt, làm phát sinh những chi phí của Nhà nước để giải quyết, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế trong lĩnh vực thủy hải sản của đất nước.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184918"> <div> <div> <p>Đối với lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng thư ký Quốc hội đánh giá công tác giải quyết các trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh còn tồn đọng năm 2017 đã được xem xét, giải quyết, đạt tỷ lệ 100%. Nguồn kinh phí từ ngân sách triển khai chương trình hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng đã được cấp đủ 100%. </p> <p><strongr><strongr>Tuy nhiên, cơ quan này cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế. Theo đó, việc giải quyết hồ sơ tồn đọng vừa qua mới chỉ tập trung đến nhóm hồ sơ liệt sĩ, thương binh. Trong khi đó, còn số lượng lớn hồ sơ đề nghị giải quyết các trường hợp khác, đặc biệt là các trường hợp tù đày, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. </strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Chính phủ vẫn chưa ban hành quy định chính thức về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở để định hướng phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp thời gian qua cũng tồn tại nhiều bất cập. <strongr><strongr>Hoạt động thu thập, phân tích thông tin về nhu cầu thị trường lao động còn chưa chuyên nghiệp; thông tin của bộ dữ liệu còn chưa thực sự đáng tin cậy. Từ đó dẫn tới dự báo đưa ra chưa sát với thực tiễn, chưa trở thành căn cứ cho các cơ sở xây dựng định hướng đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184917"> <div> <div> <h3>Còn thất thoát doanh thu tại các trạm BOT</h3> <p><strongr>Trong việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh Chính phủ đã tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hình thức hợp đồng BOT và ban hành nhiều văn bản nhằm khẩn trương khắc phục tối đa các hạn chế, bất cập thời gian vừa qua để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. </strongr></p> <p><strongr><strongr>Đồng thời, từng bước khắc phục những hạn chế, vướng mắc đối với các công trình giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã tiến hành kiểm toán và đang khẩn trương quyết toán các dự án đã hoàn thành để xác định phương án tài chính và thời gian thu phí chính thức.</strongr></strongr></p> <p>Ảnh: <em>Việt Trường.</em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 8 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/tramthuphi5_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strongr><strongr><strongr>Tuy nhiên, Chính phủ chưa tổng hợp kết quả kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Trong báo cáo cũng chưa làm rõ tình hình thực hiện các kết luận của các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiếm toán Nhà nước. </strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Đến nay vẫn còn một số trạm vẫn chưa được xử lý dứt điểm, triệt để những bất cập (Trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài, Trạm Bỉm Sơn – Thanh Hóa, Trạm Cai Lậy, Trạm Thái Nguyên – Chợ Mới). </strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Ngoài ra, đã phát sinh thêm một số trạm thu phí tồn tại bất cập nhưng chưa được đề cập, như: Trạm T2 Quốc Lộ 91 thuộc dự án BOT Quốc Lộ 91 Cần Thơ – An Giang và Trạm Hòa Lạc – Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. </strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Cũng theo ông Phúc, đến nay vẫn còn tồn tại rủi ro mất an toàn, an ninh, trật tự tại một số địa phương dự án đi qua (vẫn còn tình trạng phản đối của người dân tại một số trạm thu phí. Ngoài ra, chất lượng của một số công trình giao thông BOT còn thấp, có công trình xuống cấp nhanh nhưng chưa được bảo trì, sửa chữa kịp thời; cũng như việc thất thoát doanh thu tại các trạm thu phí vẫn còn tồn tại chưa được công khai, minh bạch và xử lý triệt để.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184916"> <div> <div> <h3>Doanh nghiệp Việt chưa thực sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường</h3> <p><strongr>Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.</strongr></p> <p><strongr><strongr>Về lĩnh vực khoa học công nghệ, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nêu nhiều kết quả đã đạt được trong đầu tư, phát triển khoa học công nghệ. <strongr>Tuy nhiên, khoa học và công nghệ vẫn chưa đáp ứng kịp thời một số vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội.</strongr></strongr></strongr></p> <p>Ảnh: <em>Minh Quân.</em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 9 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/hp_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strongr><strongr><strongr>Các thành tựu khoa học, công nghệ chậm đi vào cuộc sống để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu. <strongr>Thị trường khoa học công nghệ phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Năng lực tiếp thu, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp không cao. Công nghệ được mua bán chủ yếu trên thị trường là thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ toàn bộ. </strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Nguyên nhân của hạn chế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường, chưa hình thành nhu cầu tự thân đủ mạnh của các doanh nghiệp trong việc phát huy vai trò của khoa học công nghệ. <strongr>Ngoài ra, chưa có chính sách đồng bộ để phát triển nhanh lực lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc huy động nguồn lực đủ lớn về tài chính và nhân lực cho hoạt động đổi mới công nghệ còn rất khó khăn.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <br /> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184915"> <div> <div> <h3>Chính phủ gửi 10 báo cáo chi tiết trước phiên chất vấn</h3> <p>Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo về nội dung này.</p> <p>Trước đó, Chính phủ đã gửi 10 báo cáo chuyên đề và 1 báo cáo tổng hợp về việc thực hiện 4 nghị quyết và 4 kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018 trên 10 lĩnh vực.</p> <p>Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tóm tắt tổng hợp thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.</p> <p>Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn.</p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184913"> <div> <div> <h3>Lần đầu tiên giám sát việc thực hiện lời hứa của bộ trưởng</h3> <p><strongr>Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát lại các nội dung đã được chất vấn từ đầu nhiệm kỳ. <strongr>Bà cho biết Chính phủ đã chuẩn bị 10 báo cáo chuyên đề và 1 báo cáo tổng hợp về thực hiện nghị quyết và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó nêu chi tiết từng nội dung cụ thể. </strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr>Các cơ quan của Quốc hội đã thẩm tra và đánh giá báo cáo của Chính phủ. <strongr>Chủ tịch Quốc hội đánh giá những nội dung trong nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được các bộ, ngành triển khai nghiêm túc, mang lại nhiều kết quả, điều này thể hiện sự nõ lực và trách nhiệm của các thành viên Chính phủ.</strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Tuy nhiên, so với yêu cầu và thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục triển khai, nhiều nội dung cần tăng cường chỉ đạo mới đem lại chuyển biến tích cực. <strongr>Theo Chủ tịch Quốc hội, những kiến nghị nêu trong báo cáo là cơ sở để các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn lại các vấn đề.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Các thành viên Chính phủ khi trả lời không nêu lại báo cáo, xác định rõ trách nhiệm, nêu rõ nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="'Co 65 trieu nguoi dung mang xa hoi cua Viet Nam' hinh anh 10 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/ctqh_nguyen_thi_kim_ngan_phat_bieu_khai_mac2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Mỗi lượt chất vấn sẽ có 3-5 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi người có 1 phút. Câu hỏi thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của bộ, ngành nào thì bộ trưởng, trưởng ngành đơn vị đó sẽ trả lời. Những tư lệnh ngành có liên quan cũng có thể được mời trả lời để làm rõ vấn đề. Mỗi bộ trưởng có 3 phút để trả lời chất vấn, nhưng trong điều hành chủ tọa có thể linh động thời gian.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu có quyền tranh luận nhưng không quá 2 lần, thời gian tranh luận không quá 2 phút.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="184912"> <div> <div> </div> </div> </li> </ul> </div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
'Có 65 triệu người dùng mạng xã hội của Việt Nam'
Bộ trưởng TTTT đặt mục tiêu các mạng xã hội trong nước có số người dùng tương đương mạng xã hội nước ngoài. Hiện các mạng xã hội Việt Nam đã có khoảng 65 triệu người dùng.
Ukraine dọn dẹp binh sĩ tử trận ở Kurakhove
Trong video từ kênh TG của Ukraine đã cho cả thế giới thấy một hình ảnh mất mát của chiến tranh, khi binh lính Ukraine đang tìm kiếm những thi thể binh sĩ trên chiến trường.
Đề xuất rượu, bia, thuốc lá phải chịu thuế thu nhập đặc biệt
Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với mức thuế hiện hành.
Đồ ăn vặt cổng trường gắn liền với hiểm họa về an toàn thực phẩm
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Bắt kẻ nghi "ngáo đá" cướp ô tô, đánh cụ ông tử vong
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Nga dần áp đảo ở Kupyansk, 5.000 binh sĩ Ukraine thương vong
Mới đây, mặt trận Kupyansk đang thu hút được sự chú ý của dư luận khi một trận chiến ác liệt chưa từng có đang diễn ra, với hơn 8.000 binh sĩ của cả hai bên tham gia.
Tăng cường phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng gây hậu quả rất nghiêm trọng
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng do có nhiều vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội.
555 người chết do TNGT trong 10 tháng qua ở Hà Nội
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.
Đột kích vũ trường New MDM Hải Phòng, 26 khách dương tính ma túy
Thời điểm kiểm tra, vũ trường New MDM có 143 khách, 80 nhân viên, cảnh sát phát hiện 26 đối tượng dương tính với ma túy, tạm giữ tang vật liên quan.
Huế: Tìm kiếm 2 nạn nhân cùng xe chở rác rơi xuống sông
Ngày 21/11, một lãnh đạo Ban An toàn giao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 2 người mất tích .