Loạn học sinh giỏi

Loạn học sinh giỏi với n

Thầy giáo Lại Đức Thụ, nguyên giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội

Điểm của thầy cô

Tổng kết năm học, nhiều người khoe bảng điểm toàn điểm 9-10 của con. Nhưng không ít ý kiến lo lắng về tình trạng loạn học sinh giỏi như hiện nay?

Lo là phải vì trong đó có phần là điểm ảo, điểm không đúng thực chất. Làm gì có chuyện điểm cao vời vợi toàn 9,5 với 10 như thế. Một lớp mà có tới 4/5 là học sinh giỏi, thật không bình thường.

Thời tôi đi dạy, được 7,8 là khó lắm rồi. Xuất sắc, tiên tiến rất ít. Một lớp chỉ có vài ba em là học sinh tiên tiến thôi, còn đại đa số là trung bình, có cả lưu ban… Chuyện đó là hết sức bình thường, nước nào cũng thế, không thể tất cả đều giỏi.

Thế nên quá nhiều học sinh giỏi lại là điều bất bình thường?

Thực ra chuyện loạn học sinh giỏi, rồi học thêm nhiều… thường chỉ xảy ra ở các thành phố lớn. Còn ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, ăn còn chả đủ, học chính còn khó thì làm gì có điều kiện mà học thêm. Phải nhìn mặt bằng chung của cả nước chứ không thể nhìn nhận ở một vài trung tâm để đánh giá. Vì như thế sẽ không chính xác.

Có một nghịch lý là chúng ta luôn kêu chương trình phổ thông quá nặng, mà kết quả lại cứ cao như thế. Phải chăng học sinh của ta giỏi thật?

Công nhận là ngày nay nhiều em giỏi thật, cả ngoại ngữ, tin học…Gia đình lại có điều kiện, bố mẹ có hiểu biết nên đầu tư khá bài bản, định hướng tốt.

Nhưng cũng không hiếm trường hợp điểm là điểm của thầy cô. Có thầy cô còn cho điểm qua sự ứng xử của cha mẹ. Phụ huynh nào chăm sóc thầy cô chu đáo thì con họ luôn được ưu ái, nhẹ tay, thậm chí ở các lớp học thêm đặc biệt, cô còn cho làm đúng cái bài hôm sau sẽ kiểm tra. Thế thì gì mà chả được điểm cao. Nhưng đó là điểm giả. Đến lúc thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, trượt rồi thì mới giật mình.

Cứ cái kiểu xin xỏ, nương nhẹ như thế, khác nào hại con mình?

Đúng vậy, ngay đến gia đình cũng mắc bệnh thành tích. Con mình không giỏi nhưng cứ muốn phải được giỏi, cứ ép nó phải như thế. Bắt nó phải đi học thêm, phải vào được trường chuyên, lớp chọn dù năng lực của nó không đủ để vào.

Ngược lại, cũng có nhiều gia đình muốn cho con mình học đúng thực chất, không muốn nó bị đuối. Một đứa cân nặng 10kg mà bắt nó theo những đứa 20kg thì nó không đủ sức. Nhưng xin cho con được lưu ban cũng không phải dễ đâu. Vì nó lại còn liên quan đến thành tích của lớp, của trường, đến danh hiệu của giáo viên…

Phải có tâm và có tầm nhìn để đánh giá đúng vai trò của giáo dục trong sự phát triển chung. Các nước đều coi giáo dục là nền tảng trong sự phát triển của mình. Giáo dục phải có sự ổn định lâu dài. Không nói đâu xa như giáo dục của Pháp luôn có sự ổn định. Chúng ta luôn thay đổi, nay lấy mô hình này mai mô hình khác.

Dối trá thì còn dạy được ai nữa

Vẫn lại là cái căn bệnh thành tích đã trở thành cố hữu của ngành giáo dục mà bao lâu nay dù đã nhận ra rồi vẫn không thay đổi được?

Bệnh thành tích làm cho con người hư, vì cứ phải chạy theo hư danh, kèm theo đó là dối trá. Đứa trẻ học kém thì phải để cho nó lưu ban để học lại, đằng này vì thành tích mà cứ tìm mọi cách đẩy cho nó lên lớp. Như thế là không đúng, và cũng làm khổ đứa trẻ. Bệnh thành tích luôn gắn với dối trá.

Dối trá là cái không có đạo đức. Mà đã dối trá, không có đạo đức thì còn dạy được ai nữa. Thầy dạy học sinh phải thành thực, nhưng bản thân thầy cũng dối trá thì làm sao mà dạy được nữa.

Theo ông, cái thiếu nhất trong giáo dục của chúng ta hiện nay là gì?

Thiếu nhất là dạy làm người. Làm người trước tiên phải có tâm, có đạo đức. Chưa nói đến tài, trước tiên phải có đức đã, người có tài mà không có đức thì cũng chả làm được cái gì cả. Đạo đức là gốc, là nền tảng của mỗi người. Cái đau của giáo dục ở ta hiện nay là bản thân các thầy không làm gương cho trò noi theo được.

Bởi vì nghề giáo bây giờ cũng là một nghề để kiếm tiền, làm giàu?

Các thầy cũng bị chi phối bởi nhiều va đập của cuộc sống, thế nên làm méo mó đi đạo đức, cái tâm của người thầy. Thầy không tận tâm, không toàn tâm toàn ý cho việc dạy dỗ của mình. Dạy thêm dạy bớt, bớt cái phần kiến thức đáng lẽ giảng trên lớp để bắt học sinh đi học thêm, đấy là ăn gian.

Giáo dục đã bị thương mại hóa mất rồi. Thời trước không có những cái đó, chúng tôi dạy phụ đạo cho học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, không bao giờ lấy tiền. Thầy không ra thầy thì trò không thể ra trò được.

Ngày nay cũng vẫn có những giáo viên như thế, học dạy cho học sinh nghèo không lấy tiền?

Vẫn có những người có tâm huyết với giáo dục. Nhưng vấn đề là họ không phải số đông. Tuy được nêu gương đấy, nhưng thực tế họ lại bị số khác tẩy chay, không hợp tác. Đó mới là điều đáng buồn.

Phụ huynh đừng tác động đến thầy cô

Chẳng phải đợi đâu xa, mà ngay bây giờ chúng ta đang phải trả giá cho những sai lầm đó?

Những câu chuyện đau lòng trong giáo dục cho thấy chúng ta đang phải trả giá. Không chỉ có nghịch lý về điểm, về học sinh giỏi đâu. Còn một nghịch lý nữa lớn hơn, đó là, một đất nước mà giáo sư tiến sĩ rất nhiều, học sinh giỏi rất nhiều nhưng chất lượng giáo dục không cao. Đó là gì nếu không phải là bệnh thành tích. Bệnh thành tích từ trên xuống dưới.

Theo ông, muốn chữa bệnh thành tích phải bắt đầu từ đâu?

Nói một cách đơn giản là đừng chạy theo thành tích. Nhưng nói thì dễ, làm được mới khó vì đây là căn bệnh trầm kha rồi. Từ trên xuống dưới, cứ áp đặt chỉ tiêu, chạy theo thành tích, thành sức ép với cả giáo viên và học sinh. Muốn thay đổi thì từ người đứng đầu, phải có quyết sách đúng.

Một đất nước có phát triển lành mạnh hay không đều xuất phát từ cái gốc là giáo dục. Việt Nam ta từ xưa đến nay vẫn coi giáo dục là quốc sách. Nếu coi giáo dục là quốc sách thì phải có những chủ trương, chính sách, những kế sách lâu dài cho sự phát triển bền vững, ổn định của giáo dục.

Ông có lời khuyên nào cho các phụ huynh?

Phụ huynh chỉ tạo điều kiện cho con hoàn thành trách nhiệm bài vở, chứ không nên ép học. Đừng có chạy theo trào lưu của xã hội muốn con mình không kém người mà ép con phải học thêm, phải đạt danh hiệu nọ kia, phải thi đỗ vào trường này trường khác…mà tạo thành sức ép, làm khổ đứa trẻ.

Thứ hai là, đừng can thiệp vào việc dạy dỗ của thầy cô. Năng lực của học sinh, đánh giá chính xác phải là người thầy. Phụ huynh đừng tác động là sai lệch sự đánh giá này. Điểm cao, danh hiệu học sinh giỏi, cũng tốt đấy, nhưng quan trọng hơn là con mình học được gì và sẽ trở thành người như thế nào.

Làm được như thế phải rất bản lĩnh?

Những phụ huynh biết lo lắng trước tình trạng quá nhiều học sinh giỏi, cũng là điều đáng mừng. Từ trong gia đình không gương mẫu thì đừng đổ cho xã hội. Phải lấy giáo dục từ cái gốc là gia đình. Bản thân bố mẹ cứ chạy chọt, xin xỏ thì khó mà dạy được con. Và chắc chắn họ sẽ phải trả giá.

Trong thực tế có nhiều cháu tự lực vươn lên bằng sức mình. Cái việc học tùy thuộc rất nhiều vào năng lực của các cháu. Những cháu có năng lực tự nó sẽ vươn lên được. Giỏi thì tự nó cũng phát triển được.

Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh thực hiện

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top