Loại quả xưa dành cho nhà nghèo, nay được ví như “vàng đen”
Hoàng Minh (tổng hợp)
Trám đen là cây thân gỗ mọc nhiều ở vùng rừng núi và trung du phía Bắc. Cây chỉ cho thu hoạch một lần trong năm, thường ra hoa sớm vào tháng 5 và cho quả chín vào tháng 7 - tháng 9 âm lịch.
chia sẻ
Từ loại quả mọc hoang, rụng đầy gốc trên rừng, nay trám đen trở thành “đặc sản” được dân phố lùng mua với giá từ 160.000 -180.000 nghìn đồng/kg. Ảnh: Internet
Trước đây, cây trám đen mọc hoang trên rừng. Mùa quả chín, trám rụng đầy gốc, người đân nhặt về chế biến thành thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Tapchicongthuong
Ngày nay, trám đen trở thành đặc sản, cứ đến mùa là người dân khắp nơi lùng mua bằng được, giá lên tới hàng trăm nghìn đồng/kg vẫn khó mua. Ảnh: Facebook
Chị Mai (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Thường khoảng tháng 9 mới đến mùa trám đen nhưng tôi đã thấy trên chợ cư dân của khu chung cư có người bán trám đen 180.000 đồng/kg. Tôi hỏi mua nhưng họ đã hết hàng". Ảnh: Facebook
Trám đen quả to, cùi dầy, bùi ngậy, thơm ngon, ăn không bị chát hay chua. Ảnh: Facebook
Trám đen có thể chế biến thành nhiều món ngon như xôi, xào thịt, kho thịt,cá, nhồi thịt, trám ngâm mắm... Ảnh: Facebook
Chị Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thịt cá hay hải sản có thể mua vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng trám đen chỉ mua được một mùa trong năm. Vì vậy, cứ vào mùa là chị Giang nhờ người mua hộ. Ảnh: Vietnamnet
Nhờ mức giá đắt đỏ, trám đen mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Ảnh: Vietnamnet
Vào mùa, những người thợ hái trám đen ở Nghệ An, Hà Tĩnh... làm không hết việc, mỗi ngày đút túi từ 500.000 - 800.000 đồng, thậm chí cả tiền triệu. Ảnh: Vietnamnet
“Hồi ký “Quỳnh Dao – Chuyện đời tôi” là tác phẩm tự truyện đầy cảm xúc của nữ nhà văn nổi tiếng, cho thấy, đằng sau ánh hào quang là một cuộc đời đầy sóng gió.
Được phát hiện vào những năm 1990 tại miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, Göbekli Tepe đã gây chấn động giới khảo cổ và lịch sử với những giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo độc nhất vô nhị trên thế giới.
Ở tuổi 80, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa vinh dự nhận giải Ramon Magsaysay (được ví là “Giải Nobel của châu Á”) vì những nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam.
Từ câu chuyện của chính mình, đại biểu Quốc hội, cô giáo Nàng Xô Vi muốn truyền cảm hứng cho học sinh về khát vọng “bước ra cổng làng”, vượt khỏi “vùng an toàn”, dám bứt phá.
Ở tuổi 23, Alec Nguyen hiện là giám đốc điều hành Afforai. Trong hành trình khởi nghiệp, anh luôn ghi nhớ và trân trọng lời khuyên nhận được từ giáo sư của mình rằng: “Cứ tiếp tục cố gắng và những điều tốt đẹp sẽ đến”.
TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, là 1 trong 135 nhà khoa học đã được tôn vinh trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu năm 2024.