Lật tẩy chiêu trò lừa đảo mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến bởi sự thuận tiện và khả năng tiếp cận cho người tiêu dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, đi kèm sự tiện lợi là nguy cơ trở thành nạn nhân của các trò gian lận thương mại.

Do công việc bận, chị Thủy Nguyên (TP Thủ Đức, TP.HCM) không có nhiều thời gian cho việc trực tiếp đến các cửa hàng, siêu thị mua sắm nên đã tranh thủ mua sắm online. Lướt Facebook thấy có người quảng cáo bán máy ép chậm của Đức với giá chỉ 1,6 triệu đồng, chỉ còn vài chiếc cuối cùng nên chị chốt đơn ngay vì đây là đồ dùng đang cần mà nếu hết phải đợi qua Tết hàng mới về.

Thế nhưng, sau khi chuyển đầy đủ 1,6 triệu đồng kèm phí ship (giao hàng) bảo đảm 100.000 đồng, chị Nguyên chờ mòn mỏi đến hơn một tuần vẫn không thấy ai gọi giao hàng. "Tìm lại đoạn nhắn tin trao đổi với bên bán để hỏi thăm, không thấy ai trả lời tôi nữa. Tôi chợt nhận ra mình chẳng biết một thông tin gì về nơi bán hàng nhưng lại chuyển hết 1,7 triệu đồng cho họ", chị Nguyên chia sẻ bài học mua sắm "xương máu" do chủ quan vì quá bận công việc.

Hành vi “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng

Hành vi “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng

Tiền trao nhưng… "cháo không múc"

Không chỉ bị lừa trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok... nhiều người tiêu dùng khi mua sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử cũng bị dính bẫy. Trường hợp của anh Minh Nhật (TP Thủ Đức) là một ví dụ, anh Nhật cho biết do sống xa gia đình, nên anh đã mua sắm đồ từ xa cho gia đình ở quê, đặt mua một chiếc tủ quần áo nhựa và một tủ gỗ đựng đồ, giao về tận nhà ở Quảng Nam. Tổng chi phí tính cả giao hàng hết 1,8 triệu đồng, anh thanh toán trước luôn để cha mẹ ở nhà chỉ việc nhận hàng.

Chờ hơn một tuần vẫn không thấy giao hàng, anh Nhật vào app của sàn kiểm tra mới thấy tình trạng "nhà bán hàng đang đóng gói". Sau hơn 15 ngày, đơn hàng bị hủy. Anh Nhật lại mất thời gian để đi khiếu nại với bên sàn và khi được hoàn tiền cũng đã vật vã mất hơn 20 ngày.

"Dù không mất tiền nhưng mình lại rước mệt vào người khi vừa không mua được hàng lại còn mất thời gian đi đòi lại tiền", anh Nhật ngán ngẩm.

Lừa đảo qua bán hàng online bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144-2021/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Nếu số tiền chiếm đoạt trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, thì người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tùy theo số tiền lừa đảo mà các hành vi lừa đảo này phải chịu trách nhiệm tương ứng. Cụ thể, theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì số tiền bị chiếm đoạt có giá trị càng lớn, thì người phạm tội sẽ càng phải chịu những hình phạt nghiêm khắc hơn. Nếu số tiền bị chiếm đoạt là dưới 50 triệu đồng thì người phạm tội sẽ bị áp dụng khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu số tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm; còn từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì khung hình phạt là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm và từ 500 triệu đồng trở lên thì mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Theo Đời sống
Có nên dùng hoa vạn thọ chế biến món ăn?

Có nên dùng hoa vạn thọ chế biến món ăn?

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video chế biến món ăn từ hoa vạn thọ. Chỉ cần gõ từ khóa “ăn hoa vạn thọ”, “mì tôm hoa vạn thọ”… sẽ cho ra một loạt kết quả với hàng chục video khác nhau.
back to top