|
1. Năm 1896: Một đợt nắng nóng kéo dài 10 ngày tấn công miền đông Bắc Mỹ vào năm 1896, theo đó, khoảng 1.500 người đã chết do thời tiết nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến các thành phố New York, Boston, Newark và Chicago. |
|
2. Năm 1901: Rất lâu trước khi người Mỹ có điều hòa không khí trong mỗi gia đình, Mỹ đã đối diện với một đợt nắng nóng tàn khốc vào đầu thế kỷ 20. Mặc dù không ghi nhận kỷ lục về nhiệt độ, nhưng sóng nhiệt lần này rất nguy hiểm vì kéo dài bất thường – diễn ra trong suốt 6 tuần vào tháng 6 và 7 năm 1901. |
|
Khoảng 9.500 người đã chết ở miền đông nước Mỹ khi nhiệt độ lên tới 43 độ C. Riêng New York, hơn 700 người chết vì nắng nóng. |
|
3. Năm 1930: Ít nhất 5.000 người Mỹ cùng 1.100 công dân thiệt mạng khi nhiệt độ chạm mốc kỷ lục khắp 12 bang của Mỹ, trong đó bang North Dakota ghi nhận mức nhiệt 49 độ C. |
|
4. Năm 1988: Một trận hạn hán càn quét Bắc Mỹ vào cuối những năm 1980, khiến khoảng 5.000 đến 10.000 người tử vong. Hạn hán đã kéo dài suốt mùa hè năm 1988. |
|
Ở nhiều nơi trải dài từ Canada đến Texas, lượng mưa đã giảm xuống 40% so với mức trung bình trong những tháng mùa hè. Từ tháng 3 đến tháng 5, Des Moines, bang Iowa, thường nhận hơn 9 giờ mưa. Năm 1988, lượng mưa ở đây chỉ bằng 30% mức trung bình. |
|
5. Năm 2003: Sông Loire, con sông dài nhất nước Pháp, gần như cạn kiệt trong đợt nắng nóng 2003. Khoảng 15.000 người tử vong vì nắng nóng chỉ tính riêng tại Pháp, dẫn tới tình trạng thiếu nơi lưu trữ thi thể. |
|
6. Năm 2010: Nga thường được biết đến với khí hậu lạnh băng giá, nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 2010. Giữa tháng 7 và tháng 8 năm đó, nhiệt độ tăng vọt lên trên 38 độ C trong thời gian dài. |
|
Nắng nóng kéo theo hạn hán tồi tệ nhất ở Nga trong hơn 40 năm. Khoảng 9 triệu ha hoa màu bị thiệt hại, nhiều vụ cháy rừng ghi nhận khắp đất nước. Ước tính 56.000 người chết vì đợt nắng nóng kinh hoàng này. |
|
7. Năm 2013: Châu Âu lại tiếp tục hứng chịu đợt nóng kỷ lục mới vào năm 2013. Một loạt quốc gia ôn đới cùng chịu cảnh này như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha khi nhiệt độ đã có lúc lên tới hơn 40 độ C, khiến gần 55.000 người chết. |
|
8. Năm 2015: Đợt nắng nóng này khiến hơn 2.300 người tử vong. Phần lớn thời gian của tháng 5 năm đó, các khu vực ở Ấn Độ ghi nhận đợt nắng nóng lịch sử với nhiệt độ tăng trên 43 độ C. Nhiệt độ cao đủ để khiến vỉa hè thủ đô New Delhi tan chảy. Đây là đợt nắng nóng tồi tệ nhất ở Ấn Độ trong một thập kỷ qua, theo Cục khí tượng nước này. |
>>>Xem thêm video: Châu Á nắng nóng kỷ lục, người dân vật vã tìm cách trốn nóng.