Kính thực tế ảo (VR): Dùng sai… hại mắt

Kính thực tế ảo được bán tràn lan trên thị trường, được coi là phương tiện giải trí thời thượng thu hút trẻ em. Nhiều phụ huynh cho con sử dụng, mà không lường trước được các tác hại, đặc biệt là những vấn liên quan đến sức khỏe mắt.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo khảo sát của PV Khoa học và Đời sống, trên thị trường có hai loại kính thực tế ảo gồm sử dụng điện thoại gắn trực tiếp gắn lên kính và kết nối với một thiết bị ngoại vi. Được bán tràn lan trên thị trường, giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng mỗi chiếc, được quảng cáo là dễ sử dụng với trải nghiệm giải trí đỉnh cao thu hút nhiều người trẻ tuổi.

Đặc biệt, phần lớn lứa tuổi yêu thích là trẻ em (dưới 14 tuổi) do đang trong độ tuổi khám phá. Nhiều gia đình mua loại kính này để thưởng cho con sau 1 năm học tập có kết quả cao hay đơn giản chỉ vì chiều con, đã vô tình làm hại con mình do không biết những tác hại của loại kính này đến đôi mắt của con trẻ, đặc biệt là khi các bé lạm dụng giải trí quá nhiều trong thời gian nghỉ hè.

Ảnh chụp màn hình

Ảnh chụp màn hình

Trải nghiệm hay nhưng… không tốt cho mắt

Chị Nguyễn Hải Hà ( Hoàng Mai- Hà Nội), chia sẻ: "Trong thời gian con nghỉ học ở nhà, tôi đã mua cho con trải nghiệm kính thực tế ảo VR qua một trang mạng. Vì nghĩ là sản phẩm công nghệ để con tìm tòi khám phá, cộng thêm với thời tiết hè nắng nóng, nên cũng không hạn chế thời gian trải nghiệm của con. Bỏ ra số tiền gần triệu đồng cho con trai học lớp 5 giải trí ở nhà, tôi cũng khá hài lòng”.

Tuy nhiên, sau gần 2 tháng mải mê ngày đêm với kính thực tế ảo qua những trò chơi, con nói khó chịu ở mắt và có những biểu hiện bất thường như: Chớp mắt thường xuyên, nhìn xa thấy mờ, mỏi, chảy nước mắt…

Lo lắng cho con, chị đã đưa con đi kiểm tra mắt ở một phòng khám gần nhà, bác sĩ nói con đã bị cận 0.5 độ, phải đeo kính để tránh tăng độ cận. Sau khi phải đeo kính cận, chị đã nhắc nhở con về việc dùng các sản phẩm đồ điện tử, đặc biệt hạn chế dùng kính thực tế ảo.

“Trước nay cũng dễ dãi, chiều con nên mua cho con trải nghiệm nhưng không ngờ thấy nó ảnh hưởng đến mắt như vậy”, chị Hà nói

Anh Vũ Quốc Vinh (Hà Nội) cho biết, có nhu cầu mua sản phẩm cho con trai giải trí trong dịp nghỉ hè, anh đã tìm hiểu và biết đến kính thực tế ảo VR. Qua sàn thương mại shopee, anh được người bán giới thiệu kính VR box x6. Sản phẩm được quảng cáo giúp các em nhỏ có những trải nghiệm thú vị khi sử dụng như khám phá vật thể, thế giới một cách sinh động, có cảm giác như mình đang ở trong khung cảnh, được nhìn và tương tác bằng video 360 độ chân thực.Kết hợp xem phim và chơi game, có thể biến điện thoại di động thành phòng game cinema / 3D…

“Tôi quyết định xuống tiền mua với giá thành khá rẻ chỉ 160.000 đồng. Dù đã tìm hiểu cách sử dụng và điều chỉnh nhiều tiêu cự khác nhau để phù hợp với mắt nhưng mỗi lần đeo xong đều cảm thấy rất khó chịu”, anh Vinh nói.

Theo anh Vinh, khi đeo, toàn bộ kính sẽ bao trùm cả phần mắt bọc sang tới sau đầu nên không có một chút ánh sáng nào lọt vào được. Thêm nữa do các video, hình ảnh, game được thiết kế đặc thù để thể hiện trong môi trường của kính thực tế ảo VR nên chúng có màu sắc rất bắt mắt. Dù kính “bám” chặt vào đầu, khó xê dịch làm hình ảnh ổn định nhưng khi mới đeo sẽ cảm thấy rất khó chịu vì chưa quen với việc xem hình ảnh trong không gian hoàn toàn tối. Ngoài ra, mắt sẽ bị chói sáng giống như cảm giác nhà đang mất điện, mắt đang quen với bóng tối thì bỗng đèn bừng sáng.

“Khi cho con trai 9 tuổi thử dùng, con nói bị chóng mặt và bỏ ra sau chưa nổi 5 phút sử dụng. Cùng với đó, vùng da quanh mắt khi kính tiếp xúc có nổi mẩn đỏ. Nghĩ rằng với giá thành rẻ thì chất liệu làm kính cũng không được đảm bảo, nên khiến con bị dị ứng. Dù những ngày sau con có đòi chơi game qua kính thực tế ảo, tôi đã kiên quyết không cho con dùng nữa, sản phẩm mua về giờ vứt xó sau vài lần sử dụng”, anh Vinh kể lại.

Ảnh: Sản phẩm kính VR Box x6

Ảnh: Sản phẩm kính VR Box x6

Là một người trẻ đam mê công nghệ, Phạm Hoàng (Hà Nội), tiết lộ, vì tò mò nên cũng tìm hiểu và định mua kính thực tế ảo VR. Muốn trải nghiệm và không tin tưởng việc mua sắm qua mạng, anh đã tìm đến một cửa hàng bán sản phẩm trên đường Thái Hà - Hà Nội, để trải nghiệm trước khi quyết định bỏ số tiền gần 800.000 đồng để mua. Nếu so với những sản phẩm chính hãng khác anh tìm hiểu thì mức giá này được cho là khá rẻ.

Trải nghiệm thực tế cho thấy, khi đeo sản phẩm, những hình ảnh trong các trò chơi hay những thước phim nhìn thấy khá sống động. Cảm giác mọi thứ như ở ngay trước mắt, những trải nghiệm khá tuyệt. Tuy nhiên, mặc dù rất ham và thích thú, nhưng chỉ chơi được vài chục phút là phải dừng lại một lúc vì hình ảnh nhảy liên tục khiến anh bị hoa mắt, chóng mặt.

“Nguy hiểm hơn, sau 10 phút sử dụng liên tục, ngay khi tháo kính ra, tôi đã bị… choáng và nhức mắt. Có thể do chưa quen sử dụng kính VR, nhưng có lẽ cũng một phần bởi thấu kính của thiết bị này có chất lượng không tốt, hay bị rung, lắc và mờ. Sau đó, tôi đã quyết định không mua sản phẩm này vì nghi ngờ về chất lượng, dù cho người bán có nói sẽ giảm giá thêm cho 100.000 đồng”, Hoàng cho biết.

Cân nhắc khi dùng kính thực tế ảo

Nhận định từ góc độ chuyên môn, bác sĩ Ngô Xuân Phúc (Chuyên khoa mắt, phòng khám đa khoa 106 Hoàng Công Chất, Hà Nội), cho biết: “Bản chất của kính thực tế ảo là kích thích chức năng phù thị, chức năng tiếp nhận hình ảnh của mắt hoạt động nhiều hơn. Trong môi trường thực tế ảo, mắt của bạn luôn cố định vào một điểm trong khi cố gắng hội tụ và phân kỳ đối với các vật thể có khoảng cách khác nhau. Khi bạn sử dụng, sự khác biệt này trong cách hoạt động của mắt có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến mắt như mỏi mắt hoặc căng mắt, tình trạng chóng mặt, co giật mắt hoặc cơ…”

Theo bác sĩ, đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần thật sự cân nhắc khi cho trẻ nhỏ sử dụng loại kính này vì mắt trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các chức năng. Mỗi ngày, mắt trẻ đã phải điều tiết rất nhiều cho việc học tập, khám phá thế giới xung quanh, xem tivi, điện thoại... nay lại phải điều tiết nhiều để xem hình ảnh trong kính thì dễ khiến mắt quá tải.

“Ở thời điểm chưa có những nghiên cứu chính thống nào về những ảnh hưởng của loại kính này đến mắt người, đặc biệt là mắt trẻ, tốt nhất phụ huynh hạn chế cho trẻ sử dụng”, bác sĩ Ngô Xuân Phúc khuyến cáo.

Ông Nguyễn Thế Chiêu, chuyên gia công nghệ, CEO Webbi.asia, cho hay, các loại kính thực tế ảo bán trên thị trường sử dụng thấu kính khác nhau. Thông thường loại có giá bán từ 500.000 đồng cho đến 1 - 2 triệu đồng trở lên được trang bị thấu kính phi cầu (Aspheric Lens), chất lượng hình ảnh sắc nét, giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều. Trong khi đó loại kính thực tế ảo rẻ tiền sử dụng chất liệu nhựa, dây đeo, ốp da chất lượng kém.

Kể cả sử dụng loại kính chất lượng cao, khi bắt đầu sử dụng, người dùng nên điều chỉnh tiêu cự phù hợp với mắt. Nếu sử dụng thời gian dài vẫn dễ bị nhức mỏi mắt do phải điều tiết liên tiếp trong thời gian dài, gây ra tình trạng váng đầu, chóng mặt. Do đó, thời gian khuyến cáo cho mỗi lần trải nghiệm không gian đa chiều này không quá 20 - 30 phút.

“Công nghệ nào cũng có mặt trái, ví dụ như mạng xã hội, tiền điện tử … Kính thực tế ảo cũng có mặt xấu, nhất là khi người dùng thường đeo thiết bị trong thời gian dài. Thậm chí, một số người nói rằng thấy khó chịu chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, người dùng nên xem trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là trẻ nhỏ, tránh sa đà ảnh hưởng đến sức khỏe mắt”, ông Chiêu nói

Theo Đời sống
Về B’lao lang thang qua những đồi chè

Về B’lao lang thang qua những đồi chè

Nếu muốn tìm vùng đất cao nguyên để “chữa lành ngắn ngày” nhưng đã quá “nhẵn mặt” với Đà lạt và không muốn đi xa, du khách có thể thử chọn vùng đất B’lao (Lâm Đồng) để lang thang qua các đồi trà, đắm chìm trong màu xanh bát ngát.
Độc đáo phiên chợ giữa đồng xanh mướt

Độc đáo phiên chợ giữa đồng xanh mướt

Xu hướng sống xanh, tìm về với thiên nhiên đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người, chợ quê An Nhứt (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có lẽ là một trải nghiệm không nên bỏ qua trong những kỳ nghỉ ngắn ngày.
back to top