Nguồn ảnh: Phys.
Vesta, đôi khi được phân loại là một protoplanet, là đối tượng lớn thứ hai trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, chỉ sau hành tinh lùn Ceres.
Thỉnh thoảng, tiểu hành tinh lớn nhất này đủ sáng để nhìn bằng mắt thường và trong vài ngày gần đây, nó vừa mới vượt qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất trong hai thập kỷ.
Lần tiếp cận gần nhất là vào tháng 5/2007, khi đó nó ở cách Trái đất một khoảng hơi xa một chút so với lần tiếp cận này.
Theo ghi nhận từ Kính Viễn vọng Sky, tiểu hành tinh Vesta tiếp cận gần Trái Đất nhất ở khoảng cách 170.600.000km (106 triệu dặm) vào ngày 19/6 và trông nó rất sáng. Tuy nhiên, nó sẽ vẫn còn được nhìn thấy bằng mắt thường cho đến ngày 16/7.
Tiểu hành tinh Vesta có thể được phát hiện gần chòm sao Nhân Mã trên bầu trời phía Đông Nam, khi nhìn từ bán cầu bắc. Từ Nam bán cầu, nó xuất hiện sâu hơn trên bầu trời và ở một số khu vực bạn sẽ thấy tiểu hành tinh này ở mặt phía Đông của tiểu hành tinh.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)