Giải bí ẩn mới về tiểu hành tinh Phaethon

Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng Kính viễn vọng Pirka 1.6m tại Đài Quan sát Nayoro ở Hokkaido Nhật Bản, để quan sát tiểu hành tinh gần Trái Đất tên là Phaethon.
Phaethon

Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu những thay đổi trong sự phân cực ánh sáng mà bề mặt tiểu hành tinh này phản xạ ở nhiều góc chiếu sáng khác nhau.

Kết quả cho thấy, ở một số góc độ, ánh sáng phản xạ từ Phaethon là loại ánh sáng phân cực, hoạt động mãnh liệt nhất nhất từng được quan sát thấy trong các hệ thống các tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời.

Trước giờ, nguyên nhân khiến ánh sáng phản xạ của nó bị phân cực mạnh là một bí ẩn.

Một trong những lý giải cho sự phân cực mạnh này là bề mặt của Phaethon có thể tối đen hơn mong đợi. Các vùng bề mặt tiểu hành tinh được bao phủ bởi đống đổ nát.

Khi ánh sáng phản chiếu lên bề mặt thô ráp thì nó lại phản xạ lên các vùng khác của bề mặt, trước khi phản xạ lại nguồn sáng chiếu đối diện. Điều này tạo nên sự kỳ bí trong phân cực ánh sáng.

Nguyên nhân của quá trình phân cực mắc nhiều công đoạn này có thể là do bề mặt của Phaethon có thể bao gồm các hạt lớn hơn, hoặc vật liệu có thể xốp hơn mong đợi, các hạt này mang năng lượng và có thể dễ dàng bắt ánh sáng nhanh chóng để hấp thụ sinh nhiệt.

Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phản xạ ánh sáng phân cực đặc biệt có trên tiểu hành tinh này.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top