Kích thích điện tủy sống hiệu quả với bệnh nhân đột quỵ?

Kích thích điện tủy sống đang là hi vọng cho những người bị bệnh tai biến mạch máu não có thể khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.
Một dấu hiệu điển hình của tai biến mạch máu não là yếu, liệt nửa cơ thể. (Ảnh: Internet)

Một dấu hiệu điển hình của tai biến mạch máu não là yếu, liệt nửa cơ thể. (Ảnh: Internet)

“Thần dược” với bệnh nhân đột quỵ

Phẫu thuật đặt điện cực kích thích tủy sống trong điều trị đau mạn tính đã được Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM triển khai từ năm 2022. Đây là kỹ thuật tiên tiến trong điều trị đau ở những người bệnh đã phẫu thuật cột sống hoặc di chứng viêm tủy, nhồi máu tủy nhưng không kiểm soát đau bằng thuốc được.

Theo TS-BS Lê Viết Thắng, khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, đau lưng mạn tính có thể gặp ở người bệnh sau phẫu thuật cột sống (bắt vít, lấy nhân đệm, lấy u…), những cơn đau vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh.

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10-30% người bệnh sau phẫu thuật cột sống mắc hội chứng này. Với phẫu thuật đặt điện cực kích thích tủy sống trong điều trị đau mạn tính, bác sĩ đưa một điện cực vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó nối với một máy phát xung đặt dưới da. Xung điện được phát ra sẽ kích thích sừng sau tủy sống, kiểm soát các cơn đau ở cột sống.

Việc triển khai phẫu thuật này giúp người bệnh đau mạn tính được điều trị theo phác đồ tiên tiến nhất, giảm 50-70% tình trạng đau, có thể vận động, sinh hoạt bình thường và ngưng được các phương pháp điều trị đau khác. Từ những tiến bộ về khoa học công nghệ, phương pháp kích thích điện tủy sống này cũng đang mở ra một chương mới đối với bệnh nhân bị liệt chi do đột quỵ.

10 năm sống bằng một tay… và cái kết

Năm 2011, Heather Rendulic 23 tuổi người Mỹ mắc chứng u mạch dạng hang – đây là nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ nhẹ cho Heather. Vì cơn tê đã biến mất, Heather nghĩ rằng cô có thể trở về nhà và sống một cuộc đời bình thường. Nhưng may mắn ấy đã không xảy ra với Heather. Một đợt xuất huyết não nghiêm trọng vào năm 2012 đã khiến Heather bị liệt nửa người bên trái.

Heather trong bệnh viện vào tháng 12 năm 2012, sau khi được phẫu thuật não. Đó là khoảng thời gian cô bị liệt nửa người bên trái. (Ảnh: Facebook nhân vật).

Heather trong bệnh viện vào tháng 12 năm 2012, sau khi được phẫu thuật não. Đó là khoảng thời gian cô bị liệt nửa người bên trái. (Ảnh: Facebook nhân vật).

Heather được các bác sĩ phẫu thuật não để loại bỏ động mạch phình. Nhưng người bệnh đã mất khả năng vận động. Sau vật lý trị liệu, chân trái hồi phục, nhưng bàn tay và cánh tay trái mất khả năng vận động. Và Heather phải làm quen với việc mình chỉ có 1 cánh tay.

Năm 2021, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh đã mời cô tham gia vào một thử nghiệm nhỏ cho một công nghệ được gọi là kích thích điện tủy sống.

Công nghệ này trước đây từng được chứng minh có tác dụng phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân liệt vì chấn thương tủy. Cụ thể, nó đã giúp một số bệnh nhân bị liệt chi dưới hồi phục và đi lại được. Tuy nhiên, cấy ghép kích thích điện từ tủy sống chưa từng được sử dụng cho bệnh nhân đột quỵ và bị liệt phần chi trên. Các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh đã thuyết phục Heather tham gia thí nghiệm. Một cuộc phẫu thuật nhỏ sau đó được tiến hành. Để tạo ra các kích thích điện, các bác sĩ đã cấy vào tủy sống vùng cổ của Heather hai dải điện cực mỏng như những sợi mì spaghetti.

Chúng có 8 tiếp điểm nối vào các dây thần kinh tương ứng chạy dọc xuống cánh tay và bàn tay trái của cô ấy. Hệ thống này được kết nối với một bộ kích thích điện trong phòng thí nghiệm, kết hợp với các dây cáp khác định tuyến bên ngoài da tay Heather.

Đây là lần đầu tiên cấy ghép kích thích điện từ tủy sống chưa từng được sử dụng cho bệnh nhân đột quỵ và bị liệt phần chi trên. (Ảnh: Đại học Pittsburgh).

Đây là lần đầu tiên cấy ghép kích thích điện từ tủy sống chưa từng được sử dụng cho bệnh nhân đột quỵ và bị liệt phần chi trên. (Ảnh: Đại học Pittsburgh).

Kết quả ngay trong lần kích thích điện đầu tiên, Heather cho biết nó đã có hiệu quả: “Tôi ngồi trên ghế, các bác sĩ yêu cầu tôi mở bàn tay rồi nắm nó lại, một nhiệm vụ thực sự khó khăn đối với tôi. Nhưng ngay lập tức tôi đã làm được”.

Lần đầu tiên sau 10 năm, Heather Rendulic có thể tự mình cắt bít tết. (Ảnh: Đại học Pittsburgh).

Lần đầu tiên sau 10 năm, Heather Rendulic có thể tự mình cắt bít tết. (Ảnh: Đại học Pittsburgh).

Heather tiếp tục thực hiện nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn, trong khi, các điện cực tủy sống vẫn liên tục kích thích các dây thần kinh của cô ấy. Sự tiến bộ của Heather được ghi nhận theo từng ngày, cô bắt đầu có thể cầm nắm đồ vật, di chuyển chúng, mở ổ khóa, vẽ hình trên giấy…

Trong toàn bộ quá trình phục hồi, cô không hề cảm thấy đau hay khó chịu - ngoài một cảm giác ngứa ngứa giống như khi bị cù nách. Các nhà khoa học kết luận đây là một phương pháp hết sức an toàn và Heather đang dần lấy lại khả năng vận động cánh tay của mình.

Theo Đời sống
back to top