Không nên sử dụng thức ăn bị gián đậu vào

(khoahocdoisong.vn) - Gián là côn trùng ăn tạp, ăn từ thực phẩm đến chất thải của con người, động vật. Nếu như trước đây chỉ xuất hiện gián to thì hiện nay gián Đức (loại gián nhỏ) đã xuất hiện nhiều.

Gần đây nhà chị Lương Thị Hồng (Nguyễn Tuân, Hà Nội) xuất hiện rất nhiều gián. Gián to, gián nhỏ trước kia chỉ bò dưới đất, xuất hiện nhiều ở chỗ tối, ẩm thì nay chạy cả trên bàn bếp, bò cả vào ống đũa hay bát ăn cơm. Có hôm mới làm thức ăn đặt trên bàn mà gián đã bò ngay lên. Tiếc của, chị hớt phần thức ăn ở trên bỏ đi rồi ăn tiếp nhưng cảm thấy không ngon miệng.

Lời bàn: BS. Thu Hà (Giáp Nhất, HN) cho biết, gián là côn trùng ăn tạp, ăn từ thực phẩm đến chất thải của con người, động vật. Gián hay bò vào thức ăn, làm ô nhiễm thức ăn bởi các chất thải chúng mang theo trên mình.

Các vi khuẩn có hại thông qua gián chuyển tới thức ăn, nếu ta ăn phải sẽ mắc tiêu chảy, nếu chúng mang theo trứng giun sẽ gây bệnh đường ruột, dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.

Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh. Ngoài ra, sự tiết nước bọt của gián chứa nhiều chất gây dị ứng, một số người có thể phát ban da,  hắt hơi và chảy nước mắt nếu tiếp xúc với gián.  Thực phẩm khi nấu xong nên đậy kỹ. Một khi có gián đi qua hay đậu vào thì nên bỏ đi, không nên dùng tiếp.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top