Khám phá 3 địa điểm mang tên “Cam Ly” cực hot của Đà Lạt

Cam Ly là một địa danh lịch sử của Đà Lạt, có nguồn gốc từ tên của một vị tù trưởng người Cơ Ho. Có nhiều địa điểm tham quan thú vị của thành phố gắn với cái tên này.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat
1. Nằm trên thượng nguồn suối Cam Ly, thuộc phường 5 của Đà Lạt, thác Cam Ly là một thắng cảnh nổi tiếng mà du khách thường ghé thăm mỗi khi đến với thành phố trên cao nguyên Lang Biang.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-2
Vẻ đẹp của dòng thác này được tạo thành từ những luồng nước tung bọt trắng xóa chảy qua các phiến đá lớn nhỏ nhấp nhô. Phần thác chính có chiều cao khoảng 10 mét.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-3
Có nhiều lý giải khác nhau về tên gọi thác Cam Ly và suối Cam Ly. Theo một lời kể được ghi lại, xưa kia có một vị tù trưởng người Cơ Ho tên K’Mly có nhiều công lao nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối để tưởng nhớ, sau này người Việt đọc trại thành Cam Ly.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-4
Do nằm gần trung tâm Đà Lạt, ngay từ đầu thế kỷ 20, thác Cam Ly đã trở thành một địa danh du lịch được người Pháp và cư dân địa phương ưa thích.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-5
2. Tọa lạc trên một quả đồi gần thác Cam Ly, nhà thờ Cam Ly hay nhà thờ Sơn Cước là nhà thờ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của Đà Lạt. Nhà thờ do linh mục người Pháp Boutary và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng, khởi công năm 1960, đến năm 1968 thì hoàn thành.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-6
Phục vụ đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, kiến trúc của nhà thờ Cam Ly mang một sắc thái rất độc đáo. Công trình được lấy cảm hứng từ mái nhà rông cổ truyền Tây Nguyên, đồng thời cũng mang những yếu tố của trường phái kiến trúc thô mộc phương Tây.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-7
Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật, có diện tích 324 m2. Kết cấu chịu lực chính là hệ khung cột bê tông cốt thép, tường lấp xây đá dày 40 cm, cao 2 mét, bên trên là hàng kính màu. Kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12 mét trông rất ấn tượng.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-8
Không gian bên trong thánh đường gây ấn tượng mạnh với cách xử lý ánh sáng đầy vẻ huyền ảo bằng các ô cửa sổ kính màu theo hình hoa văn bản địa. Quanh nhà thờ Cam Ly là khu vườn cảnh xanh tốt với nhiều loài hoa khoe sắc, tôn thêm vẻ đẹp cho công trình kiến trúc độc đáo này.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-9
3. Nằm cách thác Cam Ly khoảng 2 km về phía Tây Bắc, sân bay Cam Ly là địa danh có lịch sử khá đặc biệt của thành phố Đà Lạt. Sân bay với đường băng dài 1.390 mét, được xây vào khoảng cuối thập niên 1960.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-10
Sau năm 1975, sân bay Cam Ly trở thành sân bay của Học viện Lục quân, sau đó chuyển giao cho Cụm cảng hàng không miền Nam quản lý. Vào thập niên 1990, sân bay này từng là nơi đưa đón khách giữa Sài Gòn và Đà Lạt đi về bằng máy bay cánh quạt dân dụng.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-11
Do không thể nâng cấp để tiếp nhận các máy bay phản lực thương mại hiện đại, sân bay đã chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang nhiều năm trước khi được Cục Hàng không Việt Nam bàn giao cho Quân chủng Phòng không – Không quân Bộ Quốc phòng cuối năm 2010.
Kham pha ba dia diem mang ten “Cam Ly” cuc hot cua Da Lat-Hinh-12
Hiện tại, trong khuôn viên sân bay có nhiều vườn ươm hoa và rau quả. Đường băng sân bay được sử dụng như đường giao thông của cư dân trong khu vực. Về mặt du lịch, sân bay tuổi đời nửa thế kỷ này là điểm ghé thăm của nhiều du khách ưa khám phá khi đến Đà Lạt.

Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.

Theo Đời sống
back to top