Hãng AP đưa tin, loại văcxin này dễ dàng hơn nhiều trong khâu vận chuyển, lưu trữ và phân phối.
Điều này có thể cho phép loại văcxin này đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nguồn cung chống lại dịch bệnh Covid-19 ở các nước nghèo hơn, đặc biệt ở Indonesia, nơi có nhiều đảo.
Văcxin Novavax 2 liều được tạo ra từ công nghệ protein tái tổ hợp. Công nghệ này khác với các loại văcxin theo công nghệ mRNA được sử dụng rộng rãi như Pfizer và Moderna - cung cấp các chỉ dẫn di truyền để cơ thể tự tạo ra protein.
Nhu cầu về văcxin ngừa Covid-19 vẫn còn quan trọng đối với nhiều quốc gia, bao gồm cả Indonesia.
Vào tháng 6, Novavax có trụ sở tại Hoa Kỳ thông báo văcxin đã chứng minh được khoảng 90% hiệu quả chống lại Covid-19 có triệu chứng trong một nghiên cứu trên gần 30.000 người ở Hoa Kỳ và Mexico. Nó cũng giúp bảo vệ chống lại các biến thể lưu hành ở các quốc gia đó cùng thời điểm.
Công ty cho biết các tác dụng phụ là nhẹ và bao gồm đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau nhức và mệt mỏi.
Novavax dự kiến đạt được công suất 150 triệu liều mỗi tháng vào quý 4.
Novavax cho biết họ đã nộp đơn xin cấp phép văcxin này ở Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu, Canada, Úc, Ấn Độ và Philippines.
Indonesia đã bị tàn phá bởi một làn sóng chết người của Covid-19 bởi biến thể Delta. Các ca mắc mới hiện đã giảm xuống, trung bình ít hơn 1.000 ca mỗi ngày kể từ giữa tháng 10/2021. Thống kê bước đầu ghi nhận 143.400 người đã chết vì Covid-19 ở Indonesia.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế Indonesia, mới chỉ có khoảng 36% người Indonesia đã tiêm đủ 2 liều văcxin và khoảng 58% đã tiêm một liều,.
Hồ sơ của Novavax (Mỹ) cũng đã được nộp lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để được chấp thuận sử dụng khẩn cấp.