IMF: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá mức tăng trưởng kinh tế 2,4% của Việt Nam trong năm nay thuộc nhóm cao nhất thế giới. Năm 2021, GDP có thể vọt lên 6,5%.

<div> <p>Kết th&uacute;c đợt tham vấn trực tuyến từ ng&agrave;y 15/10 đến 13/11 với Việt Nam, b&agrave; Era Dabla Norris - Trưởng đo&agrave;n Điều IV thuộc Vụ ch&acirc;u &Aacute; - Th&aacute;i B&igrave;nh Dương của IMF - cho biết kinh tế Việt Nam được dự b&aacute;o tăng trưởng 2,4% trong năm nay, thuộc nh&oacute;m cao nhất thế giới, nhờ triển khai c&aacute;c biện ph&aacute;p quyết liệt để kiềm chế dịch Covid-19.</p> <p>Theo b&agrave; Norris, những ch&iacute;nh s&aacute;ch củng cố t&agrave;i kh&oacute;a thận trọng trong qu&aacute; khứ đ&atilde; tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai c&aacute;c biện ph&aacute;p ứng ph&oacute; hiệu quả. Cho đến nay, những phản ứng ch&iacute;nh s&aacute;ch t&agrave;i kh&oacute;a chủ yếu đi theo hướng hỗ trợ cho c&aacute;c doanh nghiệp v&agrave; hộ gia đ&igrave;nh dễ bị tổn thương.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang truong kinh te Viet Nam nam 2020 anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/19/znews-photo-zadn-vn_1.jpg" title="Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>IMF dự b&aacute;o mức tăng trưởng kinh tế 2,4% của Việt Nam trong năm nay thuộc nh&oacute;m cao nhất thế giới. Ảnh: <em>Ho&agrave;ng H&agrave;.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Phục hồi mạnh mẽ</h3> <p>Th&ecirc;m v&agrave;o đ&oacute;, c&aacute;c biện ph&aacute;p nới lỏng ch&iacute;nh s&aacute;ch tiền tệ v&agrave; giảm căng thẳng t&agrave;i ch&iacute;nh tạm thời của Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước (NHNN) cũng gi&uacute;p giảm &aacute;p lực thanh khoản, hạ thấp chi ph&iacute; nguồn vốn v&agrave; đảm bảo t&iacute;n dụng tiếp tục lưu th&ocirc;ng.</p> <p>B&agrave; Norris cho biết nền kinh tế Việt Nam được dự b&aacute;o phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021. Tăng trưởng sẽ đạt mức 6,5% khi hoạt động kinh tế trong nước v&agrave; quốc tế trở lại b&igrave;nh thường. Trong khi đ&oacute;, lạm ph&aacute;t c&oacute; thể s&aacute;t mức mục ti&ecirc;u 4%.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, theo đại diện IMF, nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đối mặt nhiều thử th&aacute;ch, v&iacute; dụ như khả năng đại dịch b&ugrave;ng ph&aacute;t trở lại v&agrave; qu&aacute; tr&igrave;nh phục hồi của nền kinh tế to&agrave;n cầu chậm chạp, căng thẳng thương mại, căng thẳng trong thị trường lao động v&agrave; khu vực ng&acirc;n h&agrave;ng.</p> <p>&ldquo;Với những bất trắc n&ecirc;u tr&ecirc;n, việc linh hoạt điều chỉnh quy m&ocirc; v&agrave; cơ cấu hỗ trợ ch&iacute;nh s&aacute;ch sẽ trở n&ecirc;n rất quan trọng. Ch&iacute;nh s&aacute;ch t&agrave;i kho&aacute; phải đ&oacute;ng vai tr&ograve; lớn hơn trong tổ hợp ch&iacute;nh s&aacute;ch hỗ trợ&quot;, vị đại diện IMF nhấn mạnh.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang truong kinh te Viet Nam nam 2020 anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/19/znews-photo-zadn-vn_epfek_zwkaazsep.jpg" title="Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>B&agrave; Era Dabla Norris - Trưởng đo&agrave;n Điều IV thuộc Vụ ch&acirc;u &Aacute; - Th&aacute;i B&igrave;nh Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>&ldquo;Trong năm nay, th&acirc;m hụt t&agrave;i kh&oacute;a dự b&aacute;o sẽ nới rộng do thu ng&acirc;n s&aacute;ch giảm, chi hỗ trợ bằng tiền v&agrave; chi đầu tư đều tăng. Hỗ trợ t&agrave;i kho&aacute; n&ecirc;n tiếp tục duy tr&igrave; trong năm 2021 với ưu ti&ecirc;n cho việc cải thiện hiệu quả c&ocirc;ng t&aacute;c triển khai. Trong trung hạn, cần tập trung v&agrave;o huy động nguồn thu cho c&aacute;c dự &aacute;n hạ tầng xanh v&agrave; hiệu quả, tăng cường hệ thống an sinh x&atilde; hội v&agrave; đảm bảo bền vững nợ c&ocirc;ng&quot;, b&agrave; n&oacute;i th&ecirc;m.</p> <p>Theo b&agrave;, ch&iacute;nh s&aacute;ch tiền tệ n&ecirc;n tiếp tục mang t&iacute;nh hỗ trợ trong ngắn hạn. Một cơ chế tỉ gi&aacute; linh hoạt hơn về cả hai ph&iacute;a trong khu&ocirc;n khổ hiện nay sẽ giảm bớt nhu cầu t&iacute;ch luỹ c&aacute;c đệm dự trữ v&agrave; tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh khi m&ocirc;i trường b&ecirc;n ngo&agrave;i trở n&ecirc;n kh&oacute; khăn hơn.</p> <p>&quot;Đo&agrave;n hoan ngh&ecirc;nh cam kết của c&aacute;c cơ quan chức năng trong việc từng bước chuyển sang khu&ocirc;n khổ điều h&agrave;nh ch&iacute;nh s&aacute;ch tiền tệ hiện đại hơn&quot;, vị trưởng ph&aacute;i đo&agrave;n b&igrave;nh luận.</p> <h3>Đề ph&ograve;ng bất trắc</h3> <p>&ldquo;NHNN đ&atilde; c&acirc;n bằng hợp l&yacute; giữa hỗ trợ phục hồi nền kinh tế v&agrave; đảm bảo khả năng chống chịu của hệ thống ng&acirc;n h&agrave;ng. Việc gi&aacute;m s&aacute;t chặt chẽ rủi ro hệ thống ng&acirc;n h&agrave;ng l&agrave; một y&ecirc;u cầu thiết yếu khi đệm vốn của ng&acirc;n h&agrave;ng vẫn c&ograve;n thấp hơn c&aacute;c nước ngang h&agrave;ng trong khu vực v&agrave; triển vọng kinh tế vẫn c&ograve;n nhiều bất trắc&quot;, b&agrave; Norris n&oacute;i th&ecirc;m.</p> <p>Theo đ&oacute;, c&aacute;c quy định về ph&acirc;n loại khoản vay v&agrave; ghi nhận nợ xấu n&ecirc;n dần được quay trở lại &aacute;p dụng như b&igrave;nh thường để hỗ trợ sự minh bạch của bảng c&acirc;n đối kế to&aacute;n v&agrave; niềm tin v&agrave;o hệ thống ng&acirc;n h&agrave;ng.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, Việt Nam cần củng cố hơn nữa t&igrave;nh h&igrave;nh vốn của c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng v&agrave; ph&aacute;t triển thị trường vốn để n&acirc;ng cao sức chống chịu về t&agrave;i ch&iacute;nh, th&uacute;c đẩy huy động vốn d&agrave;i hạn.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, những cải c&aacute;ch nhằm giảm thiểu t&igrave;nh trạng nhị nguy&ecirc;n giữa khu vực kinh tế trong nước v&agrave; đầu tư nước ngo&agrave;i của nền kinh tế v&agrave; n&acirc;ng cao năng suất c&oacute; &yacute; nghĩa rất quan trọng để hỗ trợ cho tăng trưởng mạnh mẽ v&agrave; bao tr&ugrave;m. &quot;Ch&uacute;ng t&ocirc;i hoan ngh&ecirc;nh c&aacute;c nỗ lực kh&ocirc;ng ngừng nhằm cải thiện m&ocirc;i trường kinh doanh&quot;, đại diện IMF khẳng định.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang truong kinh te Viet Nam nam 2020 anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/19/znews-photo-zadn-vn_4.jpg" title="Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption default-caption">Việc gi&aacute;m s&aacute;t chặt chẽ rủi ro l&agrave; y&ecirc;u cầu thiết yếu trong hệ thống ng&acirc;n h&agrave;ng. Ảnh: <em>Ho&agrave;ng H&agrave;. </em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo b&agrave; Norris, n&ecirc;n ưu ti&ecirc;n cho việc giảm g&aacute;nh nặng tu&acirc;n thủ đối với c&aacute;c doanh nghiệp tư nh&acirc;n trong nước, cải thiện tiếp cận đất đai v&agrave; nguồn lực t&agrave;i ch&iacute;nh, đặc biệt l&agrave; cho doanh nghiệp vừa v&agrave; nhỏ, v&agrave; giảm bớt tham nhũng.</p> <p>&quot;Việc thiết lập một cơ chế ph&aacute; sản ri&ecirc;ng kịp thời v&agrave; nhanh gọn cho c&aacute;c doanh nghiệp vừa v&agrave; nhỏ sẽ gi&uacute;p khơi th&ocirc;ng được nguồn vốn v&agrave; hạn chế những trường hợp thanh l&yacute; ph&aacute; sản kh&ocirc;ng cần thiết&quot;, b&agrave; Norris n&oacute;i.</p> <p>&quot;Ngo&agrave;i ra, cần giảm sự mất c&acirc;n đối giữa cung v&agrave; cầu kỹ năng lao động, tăng cường tiếp cận c&ocirc;ng nghệ v&agrave; nguồn vốn con người cũng sẽ gi&uacute;p th&uacute;c đẩy năng suất lao động&quot;, đại diện IMF nhấn mạnh.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
back to top