<div> <div> <p style="text-align: justify;">Không thể phủ nhận vai trò tích cực của mạng xã hội nhưng phải nói rằng có không ít những vấn đề tiêu cực do mạng xã hội gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội và giới trẻ, đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chưa tuân thủ nghiêm pháp luật Việt Nam</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chỉ cần mở Google, đánh dòng chữ "kiếm tiền trên internet", người đọc sẽ nhận được hàng trăm bài viết hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết cách kiếm tiền online từ các trang web hoặc qua các kênh Youtube, Facebook, Twitter... Như đối với Youtube, làm theo hướng dẫn khá đơn giản, người dùng chỉ cần có một tài khoản Google để tạo kênh; sau khi có kênh, tải video lên, người dùng có thể thu được tiền thông qua lượt xem.</p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"> <p style="text-align: justify;"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/16/fb(1).jpg" /></p> <figcaption> <p style="text-align: justify;"> <em>Trang đăng nhập Facebook. Ảnh: AFP/TTXVN</em></p> </figcaption> </figure> </div> <p style="text-align: justify;">Theo điều khoản cộng đồng của Youtube, một kênh đủ điều kiện bật tính năng kiếm tiền phải có ít nhất 4.000 giờ xem trong 12 tháng gần nhất cho toàn bộ video và 1.000 người đăng ký (subscribe). Bên cạnh đó, kênh phải đạt 10.000 lượt xem (view). Việc phát hiện view thật hay ảo thực hiện thông qua công cụ chuyên dụng của Youtube. Lượt xem càng nhiều, số tiền kiếm được càng lớn...</p> <p style="text-align: justify;">Chính vì cách kiếm tiền khá dễ dàng như vậy, nhiều người sẵn sàng sử dụng các chiêu trò gây sốc, câu lượt thích (like), view để thu được những nguồn lợi bất chính. Điển hình như thời gian qua, rộ lên một hiện tượng giang hồ "ảo" Khá Bảnh với những trò giật gân, cổ súy cho lối sống bạo lực, khuyến khích các hành vi vi phạm pháp luật.</p> <p style="text-align: justify;">Đáng lưu ý, ngay từ khi đăng tải những video đầu tiên, nội dung trên kênh Youtube của Khá Bảnh đã vi phạm các chính sách của mạng xã hội này, tuy nhiên nó vẫn tồn tại suốt gần 2 năm và thu về lợi nhuận đáng kể cho chủ nhân. Ngay cả khi phải gỡ bỏ kênh của Khá Bảnh theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Youtube vẫn không thừa nhận những nội dung trên đó là bạo lực, gây ảnh hưởng xấu tới người xem. Lý do được mạng xã hội này đưa ra là: do tổn hại đến danh tiếng chung của cộng đồng nhà sáng tạo nội dung trong mắt các nhà quảng cáo.</p> <p style="text-align: justify;">Đồng thời, để tiếp tục thu hút người sử dụng, các mạng xã hội như: Facebook, Youtube... liên tục cập nhật, bổ sung các tính năng mới, trong đó đáng chú ý nhất là các tính năng: live stream (truyền hình trực tiếp); tạo nhóm kín để trao đổi; gợi ý nội dung tương tự nội dung người dùng quan tâm hoặc thích xem (tính năng "Suggest" trên Youtube); hiển thị nội dung theo mối quan tâm của từng nhóm đối tượng cụ thể (tính năng tài trợ quảng cáo "Sponsored" của Facebook); đọc tin nhanh ("Instant Article” của Facebook); chia sẻ lợi nhuận quảng cáo đối với các video clip có nhiều lượt xem (Youtube); hashtag (cả trên Facebook, Youtube, công cụ giúp nhóm nhiều thông tin lại với nhau, khi người dùng nhấn vào một hashtag có thể xem được tất cả nội dung đó)...</p> <p style="text-align: justify;">Đây là những tính năng giúp cho việc kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người dùng mạng xã hội trở nên rất tiện lợi và bí mật, đồng thời giúp cho các thông điệp mà người dùng mạng xã hội muốn chuyển tải đến những người khác vô cùng dễ dàng.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, hiện, Việt Nam có hai loại mạng xã hội đang tồn tại là mạng xã hội do doanh nghiệp trong nước cung cấp, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động, bắt buộc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, hoạt động không có giấy phép (vì không lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam), việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam rất hạn chế.</p> <p style="text-align: justify;">Số liệu thống kê đến cuối năm 2018 cho thấy, Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia có nhiều người dùng mạng xã hội nhất thế giới. Với ước tính hơn 60 triệu người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, bất kỳ người dùng mạng xã hội nào cũng có thể tạo ra một tài khoản trực tuyến để đưa ra những quan điểm cá nhân.</p> <p style="text-align: justify;">Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phụ thuộc của người dân vào các mạng xã hội nước ngoài là do Việt Nam chưa xây dựng được một hệ sinh thái số đủ mạnh, với các dịch vụ internet tương tự như Google, Facebook... để người dân có nhiều lựa chọn sử dụng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thông tin trên mạng xã hội còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế...</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật; tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai trái, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.</p> <p style="text-align: justify;">Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai phạm, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội; phối hợp với lực lượng công an xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các công ty truyền thông, quảng cáo lớn trong nước, nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, nhất là hoạt động quảng cáo trên các trang mạng nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như: Facebook, Google, Youtube... </p> <p style="text-align: justify;">Điển hình, đầu năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện tình trạng quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu độc, phản động vi phạm pháp luật Việt Nam phát trên mạng xã hội Youtube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google. Đặc biệt, dòng tiền quảng cáo này lại được Goolge chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu độc, phản động, gián tiếp tiếp tay cho các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quảng cáo, là nguy cơ đáng lo ngại, gây ảnh hưởng đến sự an toàn, uy tín của các thương hiệu, doanh nghiệp. Bộ đã gửi công văn cảnh báo tới các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức làm việc với các doanh nghiệp, các đại lý quảng cáo, đại diện của Google yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng nêu trên. Sau tháng 3/2017, tình trạng gán quảng cáo trên các clip phản động đã tạm thời được khắc phục. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này đã, đang tái diễn trở lại. </p> <p style="text-align: justify;">Đầu tháng 1/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đã công bố một loạt hành vi sai phạm của Facebook và đến 7/6/2019, Bộ tiếp tục công bố các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Google và Youtube. </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p> <div> <p style="text-align: justify;">Theo đó, các chủ thể tham gia vào hoạt động trên Google và Youtube đều có các sai phạm. Cụ thể, đối với Youtube, sai phạm do nhiều chủ thể tham gia hoạt động trên trang, gồm: Youtube, Google; các đại lý quảng cáo của Google tại Việt Nam; những nhãn hàng, thương hiệu mua quảng cáo trên nền tảng Youtube, Google; những nhà sáng tạo nội dung trên Youtube (content creator) và các công ty đối tác quản lý đa kênh của Google tại Việt Nam (MCN).</p> <p style="text-align: justify;">3 sai phạm lớn nhất của Google là: Cơ chế quản lý nội dung đăng tải của Youtube rất lỏng lẻo. Không kiểm soát được hoạt động đăng phát quảng cáo trên các clip Youtube và mạng lưới quảng cáo Google Adsense. Cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp với Youtube, Google không thông qua đại lý quảng cáo trong nước.</p> <p style="text-align: justify;">Việc xử lý những nội dung độc hại trên thực tế như "bắt cóc bỏ đĩa". Kết quả rà soát của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy: Hiện, trên Youtube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật. Dù thời gian qua, Google G đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video clip xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử nhưng do cơ chế quản lý nội dung trên Youtube còn nhiều bất cập, nên việc ngăn chặn, gỡ bỏ này chưa phát huy tác dụng...</p> <p style="text-align: justify;">Trên nền tảng Google và Youtube đang tái diễn tình trạng quảng cáo của các thương hiệu nhãn hàng uy tín được gắn vào các clip phản động chống phá nhà nước, hoặc quảng cáo chưa được cấp phép xuất hiện trên Google Adsense. Ngoài ra còn rất nhiều kênh có nội dung bạo lực, có nội dung sai phạm vẫn được Youtube xét duyệt cho kiếm tiền từ quảng cáo. Trường hợp Khá Bảnh có thể kể đến như một ví dụ về sai phạm của Youtube. Bên cạnh đó, hàng loạt các kênh với nội dung như tin giả, nói xấu chính quyền và các kênh giang hồ vẫn được Youtube cho phép hiển thị quảng cáo, kiếm tiền...</p> <p style="text-align: justify;">Nhằm tiếp tục "quét rác" các nội dung xấu, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề ra một số giải pháp để kiên quyết thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, Bộ sẽ yêu cầu Youtube định danh các kênh Youtube tiếng Việt, yêu cầu có đăng ký đủ thông tin, mã số thuế, tài khoản. Chỉ kênh được định danh, không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, mới có thể xem xét chia sẻ tiền quảng cáo. Đối với kênh đã bị Bộ thông báo vi phạm sẽ không được chia sẻ tiền quảng cáo. Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng để có biện pháp quản lý chặt chẽ dòng tiền quảng cáo trên Youtube và Google.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu Youtube bỏ tính năng suggest (đề xuất xem) đối với các kênh đã có thông báo vi phạm, bổ sung cơ chế không cho người dùng đăng lại clip vi phạm đã bị gỡ bỏ trước đây; yêu cầu Youtube tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ trong việc phối hợp ngăn chặn gỡ bỏ với các clip, kênh vi phạm.</p> <p style="text-align: justify;">Bộ cũng yêu cầu Google, Youtube, Facebook nghiên cứu mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh Công ty tại Việt Nam để chăm sóc khách hàng tại Việt Nam, thực hiện các nghĩa vụ về thuế, quản lý nội dung đối với nhà nước. Hiện nay, Google và Facebook đang thu khoảng 400 triệu USD ở Việt Nam nhưng không có văn phòng đại diện, nên khi có sự cố, tranh chấp hoặc khiếu nại của khách hàng chỉ có thể liên lạc qua mail rất chậm, khó được giải quyết thỏa đáng cho người dùng...</p> <p style="text-align: justify;">Các hoạt động này được xem như quyết tâm "dọn rác trên mạng xã hội" của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng như đã nói tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, ngày 6/6/2019. Theo đó, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: Vấn đề đầu tiên là phải thực hiện việc quét rác trên mạng xã hội. Đầu tiên từng người tham gia mạng xã hội không "xả rác'', dọn rác của chính mình. Các cơ quan, bộ ngành cũng phải thực hiện dọn rác; phải định nghĩa rác của mình, giám sát, phát hiện và tuyên bố đây là rác.</p> <p style="text-align: justify;">Bộ Thông tin và Truyền thông có cơ quan giám sát, cơ bản có thể phân tích, đánh giá, phân loại. Sau khi các bộ, ngành xác định rác, thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông, yêu cầu nhà mạng gỡ bỏ, kể cả mạng xã hội nước ngoài ở Việt Nam phải thực thi luật pháp Việt Nam... Nhà mạng có công cụ sàng lọc, chính quyền mạnh tay hơn, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thời gian tới, không gian mạng của Việt Nam sẽ lành mạnh hơn.</p> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hướng đến một không gian mạng lành mạnh tại Việt Nam
Mạng xã hội đã, đang phát triển mạnh mẽ với hàng tỷ người sử dụng trên thế giới và hơn 60 triệu người dùng ở Việt Nam.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Giữa mênh mông hồ Thác Bà, hằng ngày tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái vang lên tiếng đánh vần của những học viên trong một lớp học xóa mù chữ.
Cô giáo dạy trẻ “đặc biệt”: Phải có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ
Phải thật sự có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ, cô Trần Hồng Lê mới có thể vượt qua được những khó khăn để gắn bó với nghề giáo dục đặc biệt- dạy trẻ tự kỷ.
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.