Hoàn thiện hệ sinh thái, Grab lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng

(khoahocdoisong.vn) - Liên doanh Grab – Singtel vừa xin giấy phép thành lập một ngân hàng số hóa toàn diện, với vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỷ USD. Đây là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện hệ sinh thái Grab.

Trong tuyên bố ngày 30/12, Grab cho biết sẽ bắt tay với Singtel - hãng viễn thông lớn nhất Singapore  - nhằm thực hiện kế hoạch lập ngân hàng tiêu dùng số đầu tiên tại quốc gia này. Trong đó, Grab sẽ sở hữu 60% cổ phần, Singtel nắm giữ 40%.

Mặc dù vẫn phát triển mảnh kinh doanh chính là gọi xe qua ứng dụng (taxi công nghệ), nhưng vài năm gần đây, Grab đã phát triển lấn sân sang nhiều mảng kinh doanh như thực phẩm, giao hàng, giải trí, truyền thông, cho vay trả góp…

Liên tục bổ sung các ứng dụng mới, từ gọi xe đến tài chính, giao nhận, hàng hoá… Grab đang hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ tích hợp trên nền tảng gọi xe có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng ở khu vực.

Tại Việt Nam, Grab đã bắt tay hợp tác với Moca để làm dịch vụ ví điện tử mà không cần cấp phép kinh doanh ví điện tử. Sau khi thâu tóm Uber, để giữ thế độc tôn tại thị trường Việt Nam, Grab đã triển khai kế hoạch lấn sân sang các mảng kinh doanh khác.

Trong 2 năm qua, Grab liên tục ra mắt các dịch vụ mới như GrabFood (giao đồ ăn), GrabExpress (giao hàng), thanh toán (GrabPay), khách sạn, cho vay tiêu dùng… Mới đây nhất là Grab vào làm cổng thông tin điện tử, Grab TV.

Dù không có giấy phép kinh doanh tài chính, nhưng từ năm 2018, Grab đã cung ứng dịch vụ cho vay tiền đối với tài xế, dịch vụ thanh toán ví điện tử GrabPay thông qua Moca. Tháng 11/2018, Grab đã bị NHNN phạt tới 900 triệu đồng vì cung cấp dịch vụ Trung gian thanh toán GrabPay trái phép. Năm 2019, Grab tiếp tục bị xử phạt 120 triệu đồng vì hành vi vay vốn nước ngoài sai quy định.

Phản hồi về những án phạt này, Grab cho rằng tính năng GrabPay chỉ là một tiện ích gia tăng dành cho khách hàng trên ứng dụng Grab, nên công ty không coi đây là dịch vụ trung gian thanh toán.

Tương tự, dịch vụ GrabPay cũng đã bị Ngân hàng Trung ương Indonesia không cấp giấy phép trung gian thanh toán từ cuối năm 2017. Do luật Indonesia quy định vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán không được phép vượt trần 49%.

Động thái chuyển sang hoạt động ngân hàng số là bước đi chiến lược của Grab nhằm tăng lợi thế cạnh tranh khi gia nhập lĩnh vực ngân hàng ở Singapore, đồng thời hoàn thiện hệ sinh thái, tiến tới mở rộng thị phần Grab.  

Theo Đời sống
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
back to top