Hồ sơ Pandora, người nổi tiếng, chính trị gia nói gì về trốn thuế, thu lợi qua các công ty vô danh?

Cuộc điều tra cho thấy việc mua cổ phần của công ty thay vì tòa nhà ở London đã tiết kiệm cho cục Thủ tướng Anh - ông Tony Blairs - hơn 400.000 USD tiền thuế bất động sản.

Nhiều tài khoản “ngoại biên” được thiết kế để trốn thuế và che giấu tài sản vì những lý do mờ ám khác.

Trốn thuế thúc đẩy bất bình đẳng toàn cầu

Sven Giegold, một nhà lập pháp đảng Xanh tại Nghị viện Châu Âu, nói rằng vụ rò rỉ dữ liệu mới của Hồ sơ Pandora là một hồi chuông cảnh tỉnh: “Trốn thuế toàn cầu thúc đẩy bất bình đẳng toàn cầu. Chúng ta cần mở rộng và mài sắc các biện pháp đối phó ngay từ bây giờ.”

Oxfam International, một tập đoàn các tổ chức từ thiện của Anh, đã hoan nghênh Hồ sơ Pandora vì đã vạch ra những ví dụ trơ trẽn về lòng tham đã tước đi nguồn thu thuế của các quốc gia. Trong khi nguồn thuế (bị tước đoạt) ấy có thể được sử dụng để tài trợ cho các chương trình và dự án vì lợi ích lớn hơn.

vo-chong-tony-blairs.png
Từ các tiết lộ của Pandora Papers, việc mua cổ phần của công ty thay vì tòa nhà ở London đã tiết kiệm cho ông Tony Blairs hơn 400.000 USD tiền thuế bất động sản.

Oxfam cho biết trong một tuyên bố: “Đây là nơi các bệnh viện bị mất tích của chúng tôi. Đây là nơi mà các gói lương dành cho tất cả các giáo viên, nhân viên cứu hỏa và công chức mà chúng tôi cần. Bất cứ khi nào, một chính trị gia hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nào đó tuyên bố rằng “không có tiền” để trả cho các thiệt hại vì thiên tai, để có nhiều việc làm hơn và tốt hơn, phục hồi sau đại dịch Covid-19, hay để thêm viện trợ cho nước ngoài... họ biết phải tìm ở đâu".

Hồ sơ Pandora (Pandora Papers) là phần tiếp theo của một dự án tương tự được phát hành vào năm 2016 có tên là “Panama Papers”. Do cùng một nhóm báo chí, Tổ chức các Nhà báo Điều tra Quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists - ICIJ), biên soạn, báo cáo.

Vụ bùng nổ các thông tin tài chính ngầm mới nhất thậm chí còn mở rộng hơn, chiếm gần 3 terabyte dữ liệu - tương đương khoảng 750.000 bức ảnh trên điện thoại thông minh - bị rò rỉ từ 14 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau đang kinh doanh tại 38 khu vực pháp lý khác nhau trên thế giới.

Các hồ sơ có từ những năm 1970, nhưng hầu hết các tệp kéo dài từ năm 1996 đến năm 2020.

Ngược lại, Hồ sơ Panama đã tuyển chọn 2,6 terabyte dữ liệu bị rò rỉ bởi một công ty luật hiện không còn tồn tại tên là Mossack Fonseca, có trụ sở tại Panama - quốc gia đã truyền cảm hứng cho biệt danh của dự án đó.

Cuộc điều tra mới nhất đã đào sâu vào các tài khoản được đăng ký tại các thiên đường ngoại biên quen thuộc, bao gồm Quần đảo Virgin thuộc Anh, Seychelles, Hồng Kông và Belize, Việt Nam...

Một số tài khoản bí mật cũng nằm rải rác trong các quỹ tín thác được thiết lập ở Hoa Kỳ, bao gồm 81 ở Nam Dakota và 37 ở Florida.

Pandora, bức tranh tồi tàn về những người nổi tiếng

Một số phát hiện ban đầu của Hồ sơ Pandora được công bố vào ngày 3/10/2021 đã vẽ nên một bức tranh tồi tàn về những người nổi tiếng có liên quan.

Ví dụ, cuộc điều tra cho thấy các cố vấn đã giúp Quốc vương Abdullah II của Jordan thành lập ít nhất ba chục công ty vỏ bọc từ năm 1995 đến năm 2017, giúp quốc vương mua 14 căn nhà trị giá hơn 106 triệu USD ở Mỹ và Vương quốc Anh.

Trong đó, một bất động sản trị giá 23 triệu USD có view nhìn ra biển tại California được mua vào năm 2017 thông qua một công ty thuộc Quần đảo Virgin, Anh squôc.

Các cố vấn được xác định là một kế toán người Anh ở Thụy Sĩ và luật sư ở Quần đảo Virgin thuộc Anh.

pandora-papers-1.jpg
Hồ sơ Pandora vì đã vạch ra những ví dụ trơ trẽn về lòng tham đã tước đi nguồn thu thuế của các quốc gia có thể được sử dụng để tài trợ cho các chương trình và dự án vì lợi ích lớn hơn.

Chi tiết này là một đòn đáng xấu hổ đối với Abdullah, người đang dính dáng vào các vụ bê bối trong năm nay khi người anh cùng cha khác mẹ của ông, cựu Thái tử Hamzah, cáo buộc "hệ thống cai trị" là tham nhũng và kém năng lực.

Nhà vua Abdullah tuyên bố ông là nạn nhân của một "âm mưu thâm độc", và đã quản thúc người anh cùng cha khác mẹ của mình và đưa hai phụ tá thân cận trước đây ra xét xử.

Các luật sư của Abdullah tại Anh cho biết, ông không bắt buộc phải nộp thuế theo luật của đất nước ông - Jordan - và không lạm dụng công quỹ. Các luật sư nói thêm rằng có những lý do an ninh và quyền riêng tư để ông có cổ phần thông qua các công ty nước ngoài.

Và, hầu hết các công ty và tài sản không còn liên quan đến nhà vua hoặc không còn tồn tại, mặc dù họ từ chối cung cấp thông tin chi tiết.

Tony Blair, thủ tướng Vương quốc Anh từ năm 1997 đến năm 2007, đã trở thành chủ sở hữu của một tòa nhà thời Victoria trị giá 8,8 triệu USD vào năm 2017. Bằng cách mua lại một công ty của Quần đảo Virgin thuộc Anh đang nắm giữ tài sản đó.

Tòa nhà hiện có công ty luật của vợ ông - bà Cherie Blair - theo Hồ sơ Pandora.

Vợ chồng ông Blair  đã mua lại công ty từ gia đình Bộ trưởng Du lịch và Công nghiệp Bahrain, Zayed bin Rashid al-Zayani.

Cuộc điều tra cho thấy việc mua cổ phần của công ty thay vì tòa nhà ở London đã tiết kiệm cho gia đình ông Blairs hơn 400.000 USD tiền thuế bất động sản.

Cả Blairs và al-Zayanis đều cho biết ban đầu họ không biết bên kia có liên quan đến thỏa thuận, theo kết quả điều tra. Cherie Blair cho biết chồng bà không tham gia vào việc mua bán, điều mà bà nói là nhằm mục đích đưa “công ty và tòa nhà trở lại chế độ quản lý và thuế của Vương quốc Anh”.

Bà cũng cho biết bà không muốn sở hữu một công ty thuộc Quần đảo Virgin thuộc Anh và "người bán vì mục đích riêng chỉ muốn bán công ty". Được biết, công ty này hiện đã đóng cửa.

pandora-1.jpg
Hồ sơ Pandora là một hồi chuông cảnh tỉnh về các phương cách trốn thuế và những "khoản lợi bất chính."

Khan, thủ tướng Pakistan, không bị cáo buộc về bất kỳ hành vi sai trái nào. Nhưng các thành viên thuộc nội các của ông, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Shaukat Fayaz Ahmed Tarin, bị cáo buộc che giấu tài sản hàng triệu USD trong các công ty bí mật hoặc quỹ tín thác - theo phát hiện của các nhà báo.

Trong một dòng tweet, Khan thề sẽ thu hồi "những khoản lợi bất chính", và cho biết chính phủ của ông sẽ xem xét tất cả các công dân được đề cập trong các tài liệu và có hành động, nếu cần.

Nhóm các nhà báo còn tiết lộ nhà sản xuất hình ảnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là Giám đốc Điều hành của Đài Truyền hình hàng đầu của Nga - Konstantin Ernst - được giảm giá khi mua và phát triển các rạp chiếu phim thời Liên Xô cũ, và tài sản xung quanh ở Matxcơva, sau khi ông chỉ đạo Thế vận hội Mùa đông 2014 ở Sochi.

Ernst đã điều trần rằng thỏa thuận không có gì bí mật, và từ chối bình luận về những thông tin cho rằng ông được đối xử đặc biệt.

Năm 2009, Thủ tướng Cộng hòa Séc - Andrej Babis - đã đầu tư 22 triệu USD vào các công ty vỏ bọc để mua một lâu đài tại một ngôi làng trên đỉnh đồi ở Mougins, Pháp, gần Cannes - theo điều tra từ Hồ sơ Pandora.

Các công ty vỏ bọc và lâu đài không được ghi chép trong các bản kê khai tài sản bắt buộc của Babis, theo các tài liệu do một nhóm phóng viên điều tra của Công họa Séc, Investigace.cz, có được.

Một tập đoàn bất động sản do Babis sở hữu một cách gián tiếp đã mua lại công ty Monaco sở hữu lâu đài vào năm 2018, cuộc điều tra cho thấy.

“Tôi đã chờ đợi họ đưa ra điều gì đó ngay trước cuộc bầu cử để gây hại cho tôi và ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Séc” - đó là phản ứng đầu tiên của Thủ tướng Babis về báo cáo trong Hồ sơ Pandora.

"Tôi chưa bao giờ làm bất cứ điều gì bất hợp pháp hoặc sai trái" - Babis nói thêm.

Theo Đời sống
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
Khám phá nơi chôn cất hoàng đế Napoleon

Khám phá nơi chôn cất hoàng đế Napoleon

Sau khi Napoleon mất, thi hài của ông được Vua Louis-Philippe chuyển tới điện Invalides (Paris, Pháp) năm 1840. Mộ của vị hoàng đế nổi tiếng được làm bằng đá hoa cương, hình yên ngựa cách điệu.
back to top