Giới tính - Gia đình

Hiểm họa đe dọa trẻ mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ có thể gây thiệt hại nặng nề về con người lẫn tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đặc biệt cho trẻ em.

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các biện pháp an toàn là điều cực kỳ quan trọng. Sau đây là những hiểm họa đe dọa trẻ mùa mưa lũ, các cha mẹ cần lưu ý:

Bị nước cuốn trôi: Đây là một tai nạn thường gặp khi trẻ em ở những vùng nước ngập hay lũ kéo về. Nếu trẻ không được quản lý và bảo vệ cẩn thận, có thể trượt chân và bị cuốn trôi, nguy hiểm tính mạng.

Ảnh minh họa/Internet

Nguy cơ đuối nước

Trẻ nhỏ rất dễ bị cuốn trôi hoặc trượt ngã khi lội nước, kể cả nước nông. Các hố ga, cống thoát nước mất nắp trong mưa lớn là mối nguy hiểm chết người.

Điện giật

Dây điện đứt, thiết bị điện ngập nước hoặc hệ thống điện rò rỉ trong nhà là nguyên nhân phổ biến gây tai nạn. Trẻ tò mò có thể chạm vào thiết bị khi tay ướt, dễ bị điện giật nghiêm trọng.

Lây nhiễm bệnh tật

Nước lũ thường mang theo vi khuẩn, rác thải, chất thải… có thể gây ra bệnh ngoài da, tiêu chảy, tả, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ… Nước ăn chân, nhiễm trùng vết thương nếu lội nước lâu mà không được làm sạch.

Ảnh minh họa/Internet

Mất liên lạc, trẻ đi lạc

Trong điều kiện hỗn loạn, trẻ có thể dễ bị tách khỏi gia đình nếu không được theo sát. Các phương tiện liên lạc có thể bị mất sóng, mất điện.

Thiếu thực phẩm, nước sạch và thuốc men

Các vùng bị cô lập có thể không được tiếp cận kịp thời với thực phẩm và nước uống an toàn, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, người già.

Tai nạn do cây đổ, tường sập, sạt lở đất

Mưa lớn kéo dài làm đất đá mềm yếu, dễ gây sập nhà, sạt lở, cây gãy – nguy cơ đặc biệt với các hộ dân ở ven sông, suối hoặc sườn đồi.

Ảnh hưởng tâm lý

Tiếng sấm sét, cảnh tượng hoảng loạn, di tản, mất mát… có thể khiến trẻ bị sang chấn tâm lý hoặc rối loạn giấc ngủ.

Cách phòng tránh: Xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, sạt lở đất, lụt để phòng tránh; Mùa mưa không nên sống và làm việc trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất; Không cho trẻ em chơi hoặc bơi lội trong khu vực có lũ; Thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo bão, mưa, lũ, lụt; Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng và trang bị cần thiết cho phòng, tránh lũ, lụt.

back to top