<div> <div> </div> <p class="t-j"><strong>Nhật Bản</strong></p> <p class="t-j">Hầu như ngay sau khi nhậm chức (tháng 4/1927), Thủ tướng Tanaka Giichi đã công bố bản Tấu thỉnh mà nội dung chủ yếu là xâm chiếm toàn bộ châu Á và khu vực Viễn Đông của Liên Xô.</p> <p class="t-j">Thực hiện kế hoạch đại quy mô này, ngày 18/9/1931, <span>Nhật</span> phát động chiến tranh và đến tháng 3/1932 thì hoàn thành việc đánh chiếm khu vực Mãn Châu của Trung Quốc, dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn Châu. Ngày 15/9/1932, Nhật kí với “nước Mãn Châu” hiệp ước công nhận “nền độc lập” của Mãn Châu và cho phép quân Nhật đóng tại đây.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Hệ thống Versailles – Washington tan vỡ như thế nào?" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/22/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_hoa-uoc-versailles-khong-mang-lai-hoa-binh-cho-the-gioi.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Lễ ký hòa ước Versailles</td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j">Hành động của Nhật đã chạm đến lợi ích của Anh, Mỹ. Tuy nhiên, hai nước này đã làm ngơ với tính toán rằng Nhật sẽ tiêu diệt cách mạng Trung Quốc và nhất là sẽ tiến công Liên Xô. Trước đơn khiếu nại của Trung Quốc, Hội Quốc Liên cũng chỉ lên tiếng kêu gọi “thiện chí” của Nhật, đồng thời phái đoàn điều tra cuộc tranh chấp Nhật – Trung.</p> <p class="t-j">Ngày 24/2/1933, Hội Quốc Liên thông qua báo cáo của đoàn điều tra. Một mặt xác định sự xâm lược của Nhật Bản, không công nhận “nước Mãn Châu”; mặt khác, lại đề nghị duy trì “những quyền đặc biệt” của Nhật ở Trung Quốc. Giải pháp của Hội Quốc Liên đã nhượng bộ Nhật rất nhiều, song Nhật không chấp nhận. Ngày 24/3/1933, Thiên Hoàng công bố sắc lệnh rút Nhật khỏi Hội Quốc Liên, đánh dấu sự tan vỡ của Hệ thống Versailles – Washington ở Viễn Đông.</p> <p class="t-j"><strong>Đức</strong></p> <p class="t-j">Đối với các thế lực quân phiệt Đức, Hòa ước Versailles không chỉ là một sự thiệt thòi lớn, mà còn là một “vết nhục” mà nước Đức nhất định phải xóa bỏ. Từ năm 1930, sau khi Chính phủ Miiler – chính phủ cuối cùng của nền cộng hòa Weimar sụp đổ, chính quyền mới ráo riết thực hiện dần từng bước việc thanh toán Hệ thống Versailles và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới.</p> <p class="t-j">Tháng 6 và 7/1932, tại hội nghị Lausane, với sự đồng tình của Mỹ, Đức thành công trong vấn đề hủy bỏ những hạn chế về quân sự. Theo đó, số tiền bồi thường của Đức chỉ còn 3 tỉ mác trả trong 37 năm sau một thời gian ngừng trả trong 3 năm (thực tế, khi Hitler lên nắm quyền thì không trả nữa).</p> <p class="t-j">Tiếp đến, tại hội nghị Geneva về giải trừ quân bị (tháng 10/1933), dưới sức ép của Anh, hội nghị đã thông qua quyết định công nhận Đức “có quyền bình đẳng về vũ trang như các nước khác”.</p> <p class="t-j">Tuy nhiên, Anh cũng tán thành với quan điểm của Pháp là “bình đẳng nhưng phải có kiểm soát”, trong khi phía Đức muốn “bình đẳng ngay lập tức”. Không đạt được yêu cầu, ngày 14/10/1932, Đức rời khỏi hội nghị và 3 ngày sau rút khỏi Hội Quốc Liên.</p> <p class="t-j">Ngày 16/3/1935, Hitler công bố đạo luật cưỡng bức tòng quân và thành lập 36 sư đoàn (Pháp chỉ có 30 sư đoàn). Chỉ 3 tháng sau, ngày 18/6, Anh lại ký với Đức một hiệp định về hải quân, cho phép Đức xây dựng hạm đội tàu nổi và tàu ngầm. Hiệp định này đã trực tiếp vi phạm Hòa ước Versailles và củng cố thêm vị trí của Đức về mặt quốc tế.</p> <p class="t-j"><strong>Italia</strong></p> <p class="t-j">Là nước thắng trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, song Italia cũng không thỏa mãn với việc phân chia thế giới theo Hòa ước Versailles. Tham vọng của Italia là bành trướng ở vùng Balkan (lãnh thổ Nam Tư, Hi Lạp, Albania...), đồng thời chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi hòng làm bá chủ Địa Trung Hải mà Italia vẫn coi như cái “ao nhà” của mình.</p> <p class="t-j">Tháng 6/1933, Italia đề xuất ký hiệp ước tay tư với Anh, Đức, Pháp nhằm xét lại biên giới đã quy định trong Hòa ước Versailles. Nhưng kế hoạch này không thành công do sự phản đối của Pháp và các nước đồng minh của Pháp trong Khối tiểu hiệp ước như Romania, Tiệp Khắc, Nam Tư (là đối tượng nhòm ngó của Italia).</p> <p class="t-j">Tuy nhiên, để Italia không quá phẫn nộ, ngày 7/1/1935, Pháp ký với Italia Thỏa thuận Roma. Theo đó, Pháp nhượng cho Italia vùng lãnh thổ rộng lớn nhưng còn hoang vu ở châu Phi (gần biên giới Libya) và cho Italia tự do hành động ở Ethiopia; ngược lại, Italia ủng hộ các lợi ích của Pháp ở châu Âu.</p> <p class="t-j">Ngay lập tức, Italia tiến hành hàng loạt vụ khiêu khích ở biên giới Ethiopia và Somalia. Ethiopia khiếu nại lên Hội Quốc Liên, nhưng các đại diện Anh và Pháp cản trở việc xét đơn khiếu nại đó.</p> <p class="t-j">Ủy ban điều tra của Hội Quốc Liên do Anh, Pháp khống chế đã đưa ra những đề nghị nhượng bộ Italia, gây thiệt hại cho Ethiopia. Không nhận được sự ủng hộ của Anh và Pháp, Ethiopia chuyển sang cầu cứu Mỹ. Nhưng Mỹ từ chối, lấy cớ “không can thiệp”. Thượng viện Mỹ còn thông qua đạo luật “trung lập”, cấm bán vũ khí và vật tư quân sự cho các bên liên quan.</p> <p class="t-j">Như được bật đèn xanh, ngày 3/10/1935, Italia bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ethiopia với 200.000 quân, 400 máy bay, 400 xe tăng và 800 khẩu pháo. Nhờ sự ủng hộ của Anh, Pháp, Mỹ và với ưu thế về lực lượng, tháng 5/1936, quân đội Italia chiếm thủ đô Ethiopia. Chính quyền Mussolini tuyên bố sáp nhập Ethiopia làm thuộc địa. </p> <p class="t-j">Cuối cùng, ngày 3/12/1937, Italia rút khỏi Hội Quốc Liên, dù chính sách “trừng phạt hạn chế” của Hội Quốc Liên đối với Italia đã không mang lại hiệu quả nào.</p> <p class="t-j">Như vậy, được sự đồng lõa của Anh, Pháp, <span>Mỹ</span>; với việc từng bước phá bỏ Hệ thống hòa ước Versailles và tích cực chuẩn bị lực lượng vũ trang để phân chia lại thế giới, Nhật Bản, Đức, Italia đã trở thành những lò lửa của chiến tranh thế giới mới.</p> <p> </p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hệ thống Versailles – Washington tan vỡ như thế nào?
Hệ thống hòa ước Versailles sau Thế chiến Một không làm thỏa mãn Nhật Bản, Đức và Italia, nên đã bị những nước này tìm mọi cách hủy bỏ.
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Giữa mênh mông hồ Thác Bà, hằng ngày tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái vang lên tiếng đánh vần của những học viên trong một lớp học xóa mù chữ.
Cô giáo dạy trẻ “đặc biệt”: Phải có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ
Phải thật sự có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ, cô Trần Hồng Lê mới có thể vượt qua được những khó khăn để gắn bó với nghề giáo dục đặc biệt- dạy trẻ tự kỷ.
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.