|
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Âu Dã Tử là nghệ nhân rèn kiếm huyền thoại sống vào thời Xuân Thu (771 trước Công nguyên - 476 trước Công nguyên). Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã đi theo người chú làm quen với nghề luyện kim. |
|
Do vậy, Âu Dã Tử sớm bắt đầu rèn kiếm đồng, cuốc sắt, rìu sắt và các công cụ sản xuất khác. Với tài năng thiên phú, ông sớm trở thành "bậc thầy" trong lĩnh vực rèn kiếm, chế tạo binh khí. |
|
Âu Dã Tử được nhiều người biết đến với việc tạo ra một thanh bảo kiếm huyền thoại là Long Tuyền Kiếm. |
|
Theo các câu chuyện được lưu truyền rộng rãi, Long Tuyền Kiếm (còn gọi là Long Nguyên Kiếm) là một trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc. Nó được coi là biểu tượng của sự chính trực và thuần khiết. |
|
Tương truyền, Âu Dã Tử và Can Tương đã rèn nên Long Tuyền Kiếm. Ban đầu, thanh kiếm này có tên là "Thất Tinh Long Nguyên Kiếm" vì liên quan đến 2 thợ rèn kiếm này. Hai người này đã khoét sâu vào trong lòng núi để dẫn dòng suối đến 7 hồ nước, cạnh lò rèn kiếm được bao quanh bởi 7 ngôi sao Bắc Đẩu ở phía trên. |
|
Âu Dã Tử và Can Tương dùng nước suối đó để rèn nên thanh kiếm huyền thoại Long Tuyền Kiếm sau nhiều ngày miệt mài làm việc. Sau khi hoàn thành, thanh kiếm sắc bén, có độ sát thương cao, tinh tế và được trang trí tinh xảo. |
|
Vì không muốn nhắc đến Lý Nguyên nên hoàng đế nhà Đường đã đổi tên thanh kiếm "Thất Tinh Long Nguyên Kiếm" thành Long Tuyền Kiếm. |
|
Kỹ năng rèn kiếm của Âu Dã Tử được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Theo đó, các truyền nhân của ông đã góp phần làm rạng danh tên tuổi của Âu Dã Tử khi tạo ra nhiều thanh kiếm quý. |
|
Các chuyên gia nhận định, Âu Dã Tử đã kiểm soát tốt nhiệt độ rèn kiếm, phương pháp làm nguội cũng độc đáo, mài giũa cũng rất đặc biệt. |
|
Vào năm 2006, "Kỹ thuật rèn kiếm Long Tuyền" được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phê duyệt đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh trong bài mang tính minh họa. |
Mời độc giả xem video: Đào được thanh kiếm cổ, không ngờ là manh mối vụ án 2.700 năm trước.