<div> <p style="text-align: justify;">8h30 sáng nay, tại điểm xét nghiệm đặt ở trường THCS Đống Đa (28 Lương Định Của, phường Kim Liên), loa phường liên tục thông báo những trường hợp <span>ưu tiên xét nghiệm</span>.</p> <p style="text-align: justify;">Những người từng ra vào, chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay, bệnh nhân chạy thận ở viện này sẽ được lấy mẫu trước. </p> <p style="text-align: justify;">5 lều bạt dã chiến dựng ở sân trường THCS Đống Đa, với hơn 20 nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tham gia xét nghiệm. Người dân lấy số thứ tự, khai báo thông tin y tế và ngồi ghế đợi, mỗi ghế cách nhau 2m. </p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" data-widget="obj"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm ở trường THCS Đống Đa. Ảnh: Giang Huy. " src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/13/huy-6729-2312-1585622340.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm ở trường THCS Đống Đa. Ảnh: <em>Giang Huy. </em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Nhân viên y tế lần lượt lấy mẫu máu ở tay người xét nghiệm, đánh dấu mã bệnh phẩm. Đến khoảng 9h30, gần 40 người nhận kết quả, tất cả đều âm tính với nCoV. Quy trình từ khi lấy mẫu đến thông báo kết quả cho mỗi người dân chỉ khoảng gần 20 phút, trong đó lấy mẫu trong 5 phút.</p> <p style="text-align: justify;">Ngồi xếp hàng từ sớm, ông Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, Đông Tác, Đống Đa) cho biết cách đây một tuần, ông vào bệnh viện Bạch Mai chăm sóc người thân; sau đó tự cách ly tại nhà. "Số ca dương tính liên quan đến Bạch Mai tăng lên khiến tôi rất lo lắng. Mong rằng thành phố sẽ xét nghiệm diện rộng hơn nữa để người dân yên tâm", ông Thắng chia sẻ. </p> <p style="text-align: justify;">Cầm trên tay thông báo kết quả âm tính, bà Bùi Thị Nhung (48 tuổi, Phương Mai, Đống Đa) vội lấy điện thoại ra chụp lại và gửi cho người thân. Tuần trước, bà Nhung vào bệnh viện Bạch Mai thăm bệnh nhân hai lần. "Tôi không tiếp xúc gần với người nhiễm nhưng luôn có cảm giác bất an. Nửa đêm ho một, hai tiếng cũng trằn trọc không ngủ được, giờ thì tôi đã yên tâm hơn", bà Nhung chia sẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Nhà chức trách cho biết đến 10h sáng nay tại điểm xét nghiệm ở trường THCS Đống Đa chưa phát hiện ca dương tính. Trong trường hợp phát hiện ca dương tính, người dân sẽ được đưa ngay đến phòng cánh ly dựng sẵn gần đó, lấy mẫu lần 2 và gửi về cơ sở xét nghiệm cố định để kiểm tra.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" data-widget="obj"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Ảnh: Giang Huy." src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/13/ddnhap-7104-1585622340.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Ảnh: <em>Giang Huy.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội, cho hay "đây là lần đầu tiên thành phố triển khai xét nghiệm nhanh tại cộng đồng. Bộ xét nghiệm do Hàn Quốc sản xuất, thông qua lấy mẫu máu cho kết quả nhanh trong 10 phút với độ chính xác cao". </p> <p style="text-align: justify;">Theo ông Tuấn, việc xét nghiệm nhanh trên diện rộng "rất quan trọng để phát hiện sớm các ca dương tính, khoanh vùng dịch". Hiện CDC Hà Nội đã nhận 5.000 bộ test xét nghiệm và thời gian tới khi được hỗ trợ thêm các bộ kit, thành phố sẽ mở rộng xét nghiệm ra một số khu đông dân cư khác.</p> <p style="text-align: justify;">"Hà Nội sử dụng song song hai hình thức lấy dịch họng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và lấy máu xét nghiệm nhanh ở cộng đồng", ông Tuấn cho biết thêm.</p> <p style="text-align: justify;">Đến sáng 31/3, Việt Nam ghi nhận 204 ca dương tính nCoV, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế. Hà Nội hiện có nhiều ca bệnh nhất cả nước với 86 trường hợp, trong đó 25 ca liên quan đến bệnh viện Bạch Mai.</p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hàng trăm người được xét nghiệm nhanh Covid-19
10 trạm test nhanh tại các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, huyện Thanh Oai lấy mẫu hàng trăm người từng đến bệnh Bạch Mai trong sáng 31/3.
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Công dụng bất ngờ của lá khế, nhiều người chưa biết
Ngoài quả, các bộ phận khác của cây khế có thể dùng để chữa bệnh như lá, thân, rễ, hoa. Người ta sử dụng lá khế tươi hoặc sấy khô, vỏ thân cây và rễ sao vàng dùng làm thuốc.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.
6 lợi ích tuyệt vời của việc uống nước ấm mỗi ngày
Uống một cốc nước ấm mỗi ngày là thói quen đơn giản, nhưng chứa đầy những lợi ích giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và tinh thần của bạn.
Người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng nhờ làm 1 điều
Phát hiện sớm ung thư đại tràng và điều trị kịp thời là 2 yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Do đó, khi cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn không nên lơ là, chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt.