Tỷ phú Sergey Brin.
Cũng như nhiều thanh niên trẻ khác, khi tốt nghiệp đại học tại quê nhà và chuyển đến trường Stanford để làm nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ, Sergey Brin vẫn mải mê với những môn thể thao và dạ tiệc cuối tuần. Đến nỗi bố của Brin, một giáo sư toán học đã phải lên tiếng chỉ trích. Ông không muốn truyền thông 3 đời giáo sư của gia đình bị huỷ hoại vì cậu con trai thông minh nhưng ham chơi. Sau này trong một cuộc phỏng vấn, Sergey Brin đã hé lộ rằng thời diểm đó ông hoàn toàn chưa xác định được tương lai cho mình ngoài sự định hướng của gia đình.
Cho đến một hôm, Sergey Brin tình cờ đọc được 2 quyển sách mà có thể nói đã tiếp thêm ngọn lửa toán học và công nghệ trong ông bùng cháy. Sergey Brin cũng không ngần ngại chia sẻ nó cho những thế hệ thanh niên có lý tưởng và tính cách giống mình trong những buổi nói chuện.
“Feynman – Chuyện thật như đùa!” của Richard P. Feynman
Cuốn tự truyện “Feynman – Chuyện thật như đùa” có tựa tiếng Anh là “Surely You’re Joking, Mr. Feynman!” hiện đã được dịch sang hàng trăm thứ tiếng trên thế giới. “Feynman – Chuyện thật như đùa” cũng được NXB Trẻ phát hành năm 2102 và đã tái bản nhiều lần. Sự hấp dẫn của cuốn tự truyện này có lẽ nằm ở giọng văn tinh quái của nhà vật lý học vĩ đại nhất mọi thời đại.
Sách “Feynman – Chuyện thật như đùa!” của Richard P. Feynman
Richard P.Feynman từng đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1965 và quyển bán tự truyện “Surely You’re Joking, Mr. Feynman!” đã làm điên đảo văn hóa đại chúng của Mỹ khi nó phát hành vào năm 1985.
“Bên cạnh những thành tựu đã đóng góp trong lĩnh vực vật lý thì Feynman còn là một người có tầm nhìn rất xa.” Brin chia sẻ về tác giả quyển sách – “Tôi còn nhớ có một đoạn trong quyển sách giải thích vì sao Feynman khao khát được trở thành như Leonardo da Vince – một nhà khoa học kiêm họa sĩ. Tôi thấy thật ấn tượng và đầy cảm hứng. Điều đó khiến cho cuộc sống của ông trở nên hoàn hảo hơn.”
“Surely You’re Joking, Mr. Feynman!” là chuỗi những cuộc phiêu lưu kỳ quặc được thể hiện qua góc nhìn của Feynman. Bằng giọng văn tài tình pha chút tinh quái, ông dẫn dắt người đọc đến với trải nghiệm khó quên của ông khi trao đổi các ý tưởng về Vật lý nguyên tử với Einstein và Bohr cũng như các mưu mẹo về cờ bạc với Nick the Greek … Có thể nói chỉ bằng quyển sách này độc giả cũng có thể hình dùng phần nào về cuộc sống đầy tự hào của ông.
“Snow Crash” của Neal Stephenson
Nếu theo dõi về công việc và cuộc sống của Sergey Brin, bạn sẽ không ngạc nhiên khi vị tỷ phú này phô diễn cá tính có phần nổi loạn. Người đồng sáng lập Google không ngần ngại mặc bộ đồ con bò để trả lời báo chí cũng như thả chân trần đi vòng quanh một cuộc họp báo chỉ vì thấy nó… vui.
“Snow Crash” của Neal Stephenson
Vậy nên việc ông say mê cuốn “Snow Crash” của Neal Stephenson như thể tìm thấy thiên đường c vào năm 1992 cũng không có gì lạ. “Thật hồi hộp khi theo dõi tình tiết trong “Snow Crash” vì bạn không biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Một quyển sách phải đọc phải đọc và phải đọc.” – Sergey Brin nói.
“Snow Crash” miêu tả một thế giới công nghệ trong tương lai có tên Metaverse, nơi con người sử dụng những avatar để giao tiếp với nhau.
Năm 2010 tạp chí Time đã xếp “Snow Crash” vào “Top 100 tiểu thuyết xuất sắc nhất kể từ năm 1923”. “Snow Crash” còn được bình chọn là một trong số những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng xuất sắc nhất trong vài năm trở lại đây và là cảm hứng cho sự ra đời của nhiều cộng đồng ảo như Second Life và There.com.
Có thể nói các tỷ phú đều xem sách như một kho báu trí tuệ vô tận. Chúng ta thường thấy Bill Gates, Mark Zuckerberg hay thậm chí nữ tỷ phú công nghệ sinh học trẻ tuổi nhất nước Mỹ như Elizabeth Holmes cũng có thể đọc va vanh vách bất cứ đoạn trích nào của tiêu thuyết gia Jane Austen… Tỷ phú Sergey Brin cũng nằm trong số đó. Dường như mọi ý tưởng công nghệ mới mẻ và có phần “điên rồ” của ông tại Google được cả thế giới ghi nhận đều bắt nguồn từ những quyển sách.
Hoàng Bách (tổng hợp)