Hà Nội xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm

Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh sởi, sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị xin ý kiến chuyên gia về công tác tiêm chủng mở rộng và các biện pháp phòng chống bệnh sởi, sốt xuất huyết.

6 tháng đầu năm toàn thành phố ghi nhận hơn 1.000 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong do sởi

Theo báo cáo tại hội nghị, cộng dồn từ đầu năm đến ngày 11/7, toàn thành phố ghi nhận 1.147 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố rải rác tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 261/584 xã, phường, thị trấn, không có trường hợp tử vong. Đối với bệnh sởi, tổng số ca mắc tính từ đầu năm đến ngày 14/7 là 1.585 ca, không có tử vong. Số mắc phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 422/584 xã, phường, thị trấn.

Về công tác tiêm chủng mở rộng, tính đến hết ngày 31/6, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi toàn thành phố đạt 80.089/134.986 mũi tiêm (chiếm 59,3%); tiêm vắc xin viêm gan b liều sơ sinh là 52.735/63.528 (chiếm 83%); tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 18 - 23 tháng là 114.054/140.027 mũi (81,4%); tiêm vắc xin DPT đạt 101.702/140.027 (72,6%).

Chia sẻ tại hội nghị, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), GS.TS Nguyễn Trần Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng các chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đều nhận định, trong thời gian qua, ngành y tế Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, triển khai các biện pháp đồng bộ, hiệu quả đối với công tác phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm ổn định, hạn chế tối đa số trường hợp mắc và tử vong do dịch bệnh.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, ngay tư đầu năm 2019, ngành y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch; tổ chức ký cam phòng chống sốt xuất huyết giữa Sở Y tế và UBND 30 quận, huyện, thị xã. Thực hiện đồng bộ các hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là giám sát bệnh nhân và tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, chủ độ giám sát bệnh nhân tại 63 bệnh viện; điều tra ổ bọ gậy nguồn 2 lần/năm tại 10 xã, phường thuộc 10 quận, huyện trọng điểm về sốt xuất huyết; giám sát tính nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt muỗi; giám sát trọng điểm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hàng tháng tại một số xã, phường trọng điểm và tại khu vực có bệnh nhân.

Diệt muỗi, bọ gậy,lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết.

Tổ chức tiêm chủng mở rộng hàng tuần tại các trạm y tế; triển khai phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung văcxin sởi - rubella cho 591.729 trẻ từ 1 - 5 tuổi năm 2018 - 2019; đồng thời, triển khai các nghiên cứu về bệnh sởi.

Hà Nội sẽ đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng

Tại hội nghị, các chuyên gia về dịch tễ học và  y tế dự phòng cho rằng, tình hình dịch bệnh của Hà Nội trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội sẽ tiếp tục gặp phải nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh sởi, sốt xuất huyết nói riêng. Dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành có xu hướng gia tăng trên quy mô toàn cầu và cả nước do biến đổi khí hậu, di biến động dân cư, tình trạng đô thị hóa. Hà Nội lại là địa phương có mật độ dân số cao với hơn 10 triệu người kéo theo các vấn đề về ăn ở, vệ sinh môi trường kém là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển. Các đối tượng chưa được tiêm phòng bệnh hoặc tiêm chủng không đầy đủ rất dễ dẫn đến khả năng mắc bệnh, đặc biệt là bệnh sởi.

Qua lắng nghe ý kiến phân tích của các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành, tại hội nghị, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng, ý kiến đóng góp của các chuyên gia là hết sức quan trọng giúp ngành y tế Hà Nội có dịp nhìn lại những việc đã làm được cũng như những khó khăn, thách thức trong công tác y tế dự phòng thời gian tới. Từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn, khách quan, có bước đi phù hợp, sát với tình hình thực tế. 

Ông Hạnh cho biết, ngành y tế Hà Nội sẽ tập trung đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng đã triển khai trong thời gian qua để đưa ra các giải pháp cụ thể, chi tiết. Đồng thời, tiếp tục triển khai thêm các nhóm giải pháp gồm: giải pháp chuyên môn về giám sát ca bệnh, ổ dịch, véc tơ gây bệnh, mô hình cảnh báo sớm bệnh sốt xuất huyết; nhóm giải pháp về đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng gắn với chất lượng tiêm chủng và nhóm về truyền thông huy động cộng đồng dân cư cùng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Theo suckhoedoisong.vn
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top