Hà Nội lấy ý kiến việc bơm nước sông Hồng 'cứu' sông Tô Lịch

Hà Nội đang lấy ý kiến các chuyên gia về đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch - một ý tưởng có từ gần 40 năm trước.

<div> <p style="text-align: justify;">Trong buổi lấy &yacute; kiến diễn ra s&aacute;ng 13/11, &ocirc;ng V&otilde; Tiến H&ugrave;ng -&nbsp;Tổng gi&aacute;m đốc C&ocirc;ng ty tho&aacute;t nước H&agrave; Nội (C&ocirc;ng ty) cho hay, đề &aacute;n n&ecirc;u tr&ecirc;n&nbsp;do UBND TP H&agrave; Nội l&agrave;m chủ đầu tư, C&ocirc;ng ty v&agrave;&nbsp;Viện kỹ thuật t&agrave;i nguy&ecirc;n nước (Đại học Thủy Lợi) l&agrave; đơn vị tư vấn.</p> <p style="text-align: justify;">Theo &ocirc;ng H&ugrave;ng, sau khi c&acirc;n nhắc c&aacute;c phương &aacute;n, đơn vị tư vấn đề xuất th&agrave;nh phố lấy nước từ s&ocirc;ng Hồng qua hệ thống m&aacute;y bơm v&agrave; đường ống &aacute;p lực để bổ cập cho hồ T&acirc;y v&agrave; pha lo&atilde;ng l&agrave;m sạch nước s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Công nhân công ty thoát nước Hà Nội dọn rác trên sông Tô Lịch. Ảnh: Võ Hải." src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/01/do-n-ra-c-tre-n-so-ng-to-li-ch-8209-1573643603.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">C&ocirc;ng nh&acirc;n c&ocirc;ng ty tho&aacute;t nước H&agrave; Nội dọn r&aacute;c tr&ecirc;n s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch. Ảnh: <em>V&otilde; Hải.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Th&agrave;nh phố dự t&iacute;nh đặt trạm bơm cố định nằm c&aacute;ch ch&acirc;n cầu Nhật T&acirc;n khoảng 600 m, về ph&iacute;a hạ lưu. Hệ thống đường ống xả sau m&aacute;y bơm gồm 4 ống đường k&iacute;nh 600 mm, kết nối v&agrave;o đường ống chung c&oacute; đường k&iacute;nh 1.200 mm, dẫn đến bể xử l&yacute; nước cạnh c&ocirc;ng vi&ecirc;n nước hồ T&acirc;y. Tổng chiều d&agrave;i đường ống dẫn nước khoảng 1.960 m, chạy dọc theo ng&otilde; 464 &Acirc;u Cơ - Lạc Long Quận v&agrave;o ng&otilde; 612 Lạc Long Qu&acirc;n đến mương ti&ecirc;u cạnh hồ T&acirc;y, v&agrave;o bể lắng xử l&yacute; ph&ugrave; sa s&ocirc;ng Hồng.</p> <p style="text-align: justify;">Nước từ s&ocirc;ng Hồng được bơm v&agrave;o hồ T&acirc;y, khi đạt mực nước cần thiết sẽ cho mở c&aacute;c cửa xả ra s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch. Theo phương &aacute;n n&agrave;y, mỗi ng&agrave;y TP H&agrave; Nội dự kiến bơm hơn 134.000 m3 nước v&agrave;o hồ T&acirc;y (bơm 26 ng&agrave;y/th&aacute;ng). Kh&aacute;i to&aacute;n kinh ph&iacute; cho dự &aacute;n khoảng 150 tỷ đồng.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng&nbsp;T&ocirc; Anh Tuấn - nguy&ecirc;n Gi&aacute;m đốc Sở Quy hoạch kiến tr&uacute;c H&agrave; Nội cho rằng, nội dung đề &aacute;n tr&ecirc;n kh&ocirc;ng c&oacute; g&igrave; mới so với c&aacute;c bản được lấy &yacute; kiến trước đ&acirc;y v&agrave; thực ra &yacute; tưởng n&agrave;y từng c&oacute; gần 40 năm trước.</p> <p style="text-align: justify;">&quot;Giải ph&aacute;p bổ cập nước hồ T&acirc;y v&agrave; th&ocirc;ng qua hồ T&acirc;y tạo d&ograve;ng chảy cho s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch được chuy&ecirc;n gia Li&ecirc;n X&ocirc; đề cập lần đầu ti&ecirc;n 1981, trong đồ &aacute;n quy hoạch hoạch tổng thể ph&aacute;t triển H&agrave; Nội&quot;, &ocirc;ng Tuấn cho biết.</p> <p style="text-align: justify;">Những năm sau đ&oacute;, nhiều nh&oacute;m đ&atilde; đưa ra c&aacute;c đề xuất cho việc cải tạo m&ocirc;i trường hồ T&acirc;y v&agrave; hệ thống s&ocirc;ng nội th&agrave;nh H&agrave; Nội như: Lấy nước từ s&ocirc;ng Đ&agrave; cấp bổ sung cho s&ocirc;ng T&iacute;ch, Đ&aacute;y, Nhuệ phục vụ n&ocirc;ng nghiệp v&agrave; m&ocirc;i trường kết hợp bổ cập nước cho hồ T&acirc;y, s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch; lấy nước từ hồ Ho&agrave; B&igrave;nh, tận dụng cao độ mức nước hồ để th&ocirc;ng qua hệ thống truyền dẫn tự động chảy bổ cập cho s&ocirc;ng, hồ nội th&agrave;nh.</p> <p style="text-align: justify;">Đầu những năm 2000,&nbsp;Jica đề xuất&nbsp;d&ugrave;ng ch&iacute;nh nguồn nước thải của th&agrave;nh phố, đưa về c&aacute;c trạm xử l&yacute; cục bộ l&agrave;m sạch rồi bổ cập cho s&ocirc;ng; gần đ&acirc;y nhất l&agrave; việc th&iacute; điểm l&agrave;m sạch hồ T&acirc;y, s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch bằng <span>c&ocirc;ng nghệ Nano của Nhật Bản</span>... Nhưng tất cả c&aacute;c đề xuất tr&ecirc;n đều kh&ocirc;ng được thực hiện hoặc chưa th&agrave;nh c&ocirc;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Từ thực tế đ&oacute;, &ocirc;ng T&ocirc; Anh Tuấn cho rằng, &quot;đề &aacute;n lần n&agrave;y&nbsp;phải chứng minh được những ưu điểm so với c&aacute;c đề &aacute;n trước đ&acirc;y về kinh tế, x&atilde; hội v&agrave; m&ocirc;i trường; đồng thời cần t&iacute;nh tới chuyện sau khi hồ T&acirc;y, s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch đ&atilde; được l&agrave;m sạch th&igrave; khai th&aacute;c thế n&agrave;o để n&acirc;ng cao gi&aacute; trị văn ho&aacute;, cảnh quan&quot;.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Sơ đồ phương án dẫn nước sông Hồng và hồ Tây. Nguồn: Công ty thoát nước Hà Nội." src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/06/bo-ca-p-nu-o-c-ho-ta-y-jpg-6584-1573643603.png" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Sơ đồ phương &aacute;n dẫn nước s&ocirc;ng Hồng v&agrave; hồ T&acirc;y. Nguồn: <em>C&ocirc;ng ty tho&aacute;t nước H&agrave; Nội.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Nguy&ecirc;n gi&aacute;m đốc c&ocirc;ng ty tho&aacute;t nước H&agrave; Nội&nbsp;L&ecirc; Minh Ch&acirc;u th&ocirc;ng tin th&ecirc;m,&nbsp;những năm&nbsp;1996 -1998, th&agrave;nh phố H&agrave; Nội cũng nhiều lần tổ chức hội thảo về chủ đề tr&ecirc;n; nhiều đại biểu tham gia hội thảo h&ocirc;m nay từng tham gia c&aacute;c hội thảo tương tự c&aacute;ch đ&acirc;y hơn 20 năm.</p> <p style="text-align: justify;">&quot;Nếu h&ocirc;m nay ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng đạt được đồng thuận v&agrave; vẫn c&oacute; nhiều &yacute; kiến kh&aacute;c nhau th&igrave; đề &aacute;n chả bao giờ thực hiện được. C&oacute; lẽ sau 20 nữa lại c&oacute; một cuộc hội thảo như thế n&agrave;y, tuy nhi&ecirc;n những người ngồi ở đ&acirc;y h&ocirc;m nay chắc kh&ocirc;ng thể tham dự&quot;, &ocirc;ng Ch&acirc;u n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Ch&acirc;u cho rằng, đề &aacute;n lần n&agrave;y c&oacute; đầy đủ c&aacute;c yếu tố&nbsp;khoa học kỹ thuật, kinh tế, m&ocirc;i trường, văn ho&aacute;, lịch sử..., hơn nữa bối cảnh hồ T&acirc;y v&agrave; s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch hiện nay đ&ograve;i hỏi cấp thiết phải cải tạo m&ocirc;i trường, nếu để v&agrave;i năm nữa th&igrave; sẽ kh&ocirc;ng c&ograve;n hồ, m&agrave; chỉ c&ograve;n đầm, <span>d&ograve;ng s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch sẽ l&agrave; d&ograve;ng chết</span>.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng&nbsp;Đồng Minh Sơn - nguy&ecirc;n Ph&oacute; chủ tịch UBND TP H&agrave; Nội n&ecirc;u thực tế, l&acirc;u nay người d&acirc;n&nbsp;c&aacute;c huyện ngoại th&agrave;nh &quot;biết thừa nước s&ocirc;ng Nhuệ, Đ&aacute;y v&agrave; T&ocirc; Lịch &ocirc; nhiễm, kh&ocirc;ng thể tưới c&acirc;y được nữa&quot;. Ở huyện Ph&uacute; Xuy&ecirc;n, một trạm bơm cố định được x&acirc;y dựng v&agrave; d&ugrave;ng để bơm nước từ s&ocirc;ng Đ&agrave; cho nhiều khu vực ở huyện chứ kh&ocirc;ng lấy nước từ c&aacute;c lưu vực s&ocirc;ng kết nối với d&ograve;ng chảy từ nội th&agrave;nh ra.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&quot;Việc dẫn nước để l&agrave;m lo&atilde;ng nước s&ocirc;ng khu vực nội th&agrave;nh v&agrave; dẫn d&ograve;ng chảy đ&atilde; được t&iacute;nh to&aacute;n trước đ&acirc;y, chẳng hạn như lấy nước v&agrave;o s&ocirc;ng Đ&aacute;y qua cống Cẩm Đ&igrave;nh, cống ở s&ocirc;ng Nhuệ. Nhưng giờ mực nước thấp kh&ocirc;ng tự chảy được n&ecirc;n mới phải t&iacute;nh bổ cập nước bằng hệ thống m&aacute;y bơm&quot;, &ocirc;ng Sơn n&oacute;i v&agrave; cho rằng việc bơm bước s&ocirc;ng Hồng &quot;cứu&quot;&nbsp;s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch l&agrave; cần thiết, nhưng về l&acirc;u d&agrave;i th&agrave;nh phố cần c&oacute; những đề &aacute;n tổng thế hơn để giải quyết m&ocirc;i trường của s&ocirc;ng, hồ trong nội th&agrave;nh.</p> <div> <p style="text-align: justify;">Hồ T&acirc;y v&agrave; s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch từng l&agrave; một nh&aacute;nh của s&ocirc;ng Hồng. Tuy nhi&ecirc;n do thay đổi của lịch sử, hiện hồ T&acirc;y v&agrave; s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch kh&ocirc;ng c&ograve;n kết nối tự nhi&ecirc;n với s&ocirc;ng Hồng. Qu&aacute; tr&igrave;nh đ&ocirc; thị ho&aacute; v&agrave; biến đổi kh&iacute; hậu trong những năm gần đ&acirc;y dẫn đến t&igrave;nh trạng thiếu nước v&agrave; &ocirc; nhiễm nguồn nước hồ T&acirc;y, s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch. Hiện nước bổ cập cho hồ T&acirc;y, s&ocirc;ng T&ocirc; Lịch chủ yếu từ nước mưa v&agrave; nước thải sinh hoạt.</p> </div> <div>&nbsp;</div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div>

Theo vnexpress.net
Cách tính lương thưởng đi làm dịp lễ 30/4, 1/5

Cách tính lương thưởng đi làm dịp lễ 30/4, 1/5

Người lao động có nhận được tiền thưởng vào dịp lễ 30/4 - 1/5 sẽ tùy thuộc vào quyết định của người sử dụng lao động cũng như là kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
back to top