<div> <p style="text-align: justify;">Ở Hà Nội, không chỉ người dân sống gần sông Tô Lịch phải chịu đựng mùi hôi thối mà sống cạnh các con sông Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ, Tích, Đáy đều chung số phận…</p> <p style="text-align: justify;">Suốt 3 thập kỉ qua, câu chuyện "hồi sinh" sông Tô Lịch nhiều lần được nhắc đến. Tuy nhiên, 3 thập kỉ qua đi, nhiều đứa trẻ sinh ra bên dòng sông hôi thối giờ đã lập gia đình và lại sinh ra những đứa trẻ khác cũng vẫn phải hít thở mùi hôi thối của con sông này.</p> <p style="text-align: justify;">Về lâu dài, khi có điều kiện, TP vẫn nên hoàn thiện hệ thống thoát nước đô thị, xây dựng hệ thống thu gom nước thải đưa về các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, người dân sống ở hai bên bờ dòng sông ô nhiễm mong mỏi nhất là xử lý được triệt để mùi hôi thối.</p> <p style="text-align: justify;">Bà Nguyễn Thị Hương (phường Yên Hòa, Cầu Giấy) kể: "Sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi thối từ dưới sông bốc lên rất khó chịu. Không ít gia đình vì không chịu nổi đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống.</p> <p style="text-align: justify;">Ngần ấy năm trôi qua, sông Tô Lịch vẫn có một màu đen kịt. Giờ đây dòng sông đen hơn, nặng mùi hơn, người dân cũng không còn sức kêu than nữa”.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Hồi sinh sông Tô Lịch: Dân không quan tâm chỉ số, chỉ mong hết mùi hôi" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/13/tai-sao-nguoi-dan-song-canh-to-lich-va-nhung-dong-song-chet-phai-chiu-mui-hoi-thoi.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Sông Tô Lịch ô nhiễm, bốc mùi hôi thối</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Nói về sông Kim Ngưu, bà Vũ Thị Hoàn (ở dãy D ngõ 357 đường Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng) ngán ngẩm: “Những hôm trời nắng nóng, mùi bốc lên không chịu được. Một số người vẫn đi lại, chạy bộ, tập thể dục…, nhưng hầu hết phải đeo khẩu trang".</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Hồi sinh sông Tô Lịch: Dân không quan tâm chỉ số, chỉ mong hết mùi hôi" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/19/tai-sao-nguoi-dan-song-canh-to-lich-va-nhung-dong-song-chet-phai-chiu-mui-hoi-thoi-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Nạo vét bùn ở sông Kim Ngưu</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Sống cạnh sông Lừ, anh Nguyễn Văn Tuấn nhận xét: “Trời mưa, xong nắng lên là nó bốc mùi kinh khủng, hôi, nồng lắm. Hôm nào gió thổi thì nhà tôi phải đóng kín cửa”.</p> <p style="text-align: justify;">Bà Nguyễn Thị Lan, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông bức xúc: "Gia đình tôi sống cạnh sông Nhuệ nhiều thế hệ, trước đây sông không ô nhiễm nặng như mấy năm gần đây, mang tiếng ở Hà Nội nhưng khổ đủ bề. Những ngày trời nắng nóng, mùi hôi từ sông bốc lên rất khó chịu".</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Hồi sinh sông Tô Lịch: Dân không quan tâm chỉ số, chỉ mong hết mùi hôi" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/19/tai-sao-nguoi-dan-song-canh-to-lich-va-nhung-dong-song-chet-phai-chiu-mui-hoi-thoi-2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Sông Nhuệ nước đen kịt, bốc mùi hôi thối</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Còn ông Nguyễn Hữu Nghĩa (54 tuổi, làng đào Ngọc Trục thuộc phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm) nuối tiếc: “Chỉ khoảng hơn chục năm trước, chúng tôi vẫn thả lưới, đánh dậm... để kiếm con tôm, con cá. Nước sông Nhuệ còn được các hộ làm nông dùng để cấy hái, trồng cây cảnh, sản xuất hoa màu. Nhưng những năm gần đây, nước sông ô nhiễm, không những tôm cá không sống nổi, mà người lội sông còn bị mẩn ngứa, mắc bệnh ngoài da”.</p> <p style="text-align: justify;">Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay cần đặt ra là xử lý mùi hôi thối bốc lên từ các dòng sông. Trong khi chúng ta vẫn nghĩ rằng hàng ngày vẫn có 78% nước thải chưa qua xử lý chảy ra sông thì không thể xử lý được. Nhưng vừa qua Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản đã tài trợ thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch và cho thấy, mặc dù hàng ngày hàng giờ vẫn có nước thải chưa qua xử lý chảy liên tục vào khu thí điểm nhưng kết quả mùi hôi thối đã giảm 200 lần.</p> <p style="text-align: justify;">Theo cảm nhận của người dân sông cạnh khu thí điểm, chỉ trong 3 ngày mùi hôi thối đã gần như không còn nữa. Cô An (55 tuổi, đường Nguyễn Đình Hoàn, Cầu Giấy) chia sẻ: “Lâu lắm rồi mới thấy sông Tô Lịch sạch sẽ như vậy. Buổi sáng đi tập thể dục qua đây, thấy nước sông chuyển màu rõ rệt, không đen xì như ngày trước, mùi hôi thối cũng không còn nữa”.</p> <p style="text-align: justify;">Cũng theo cô An, người dân ở đây rất phấn khởi và hi vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ra cả con sông Tô Lịch.</p> <p style="text-align: justify;">Ngồi hóng mát bên bờ sông Tô Lịch, ông Nguyễn Bá Thành (đường Hoàng Quốc Việt) kể, mọi khi đi qua đây ông bịt khẩu trang vẫn ngửi thấy mùi, bây giờ mùi hôi đã biến mất. "Người dân sinh sống ven sông được hít thở không khí trong lành, chúng tôi lo nếu hệ thống này bị dỡ đi thì lại khổ sở vì mùi hôi thối mất”.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Hồi sinh sông Tô Lịch: Dân không quan tâm chỉ số, chỉ mong hết mùi hôi" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/29/hoi-sinh-song-to-lich-dan-khong-quan-tam-chi-so-chi-mong-het-mui-hoi-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">Ông Nguyễn Bá Thành thường xuyên hóng mát bên bờ sông Tô Lịch, đoạn được thử nghiệm xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Nhật Bản</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo anh Trần Thanh Toàn (công nhân công ty môi trường Hà Nội, người phụ trách vớt rác, vệ sinh đang làm việc trên sông Tô Lịch), sau khi đặt thiết bị công nghệ để xử lý ô nhiễm trên sông Tô Lịch thì hiệu quả thấy rõ là mùi hôi thối giảm rất nhiều so với trước.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Hồi sinh sông Tô Lịch: Dân không quan tâm chỉ số, chỉ mong hết mùi hôi" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/29/hoi-sinh-song-to-lich-dan-khong-quan-tam-chi-so-chi-mong-het-mui-hoi.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;">GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhận định: “Đây là công nghệ rất tiến bộ. Các vi khuẩn có hại thì bị giảm đi, còn vi sinh vật có lợi thì tiếp tục phát huy chức năng của nó trong hệ sinh thái nước. Nó làm cho không còn mùi hôi nữa và giải quyết được các chất hôi, thối trong bùn mà từ lâu nay các công nghệ khác chưa giải quyết được triệt để”.</p> <p style="text-align: justify;">TS Tadashi Yamamura, chuyên gia LHQ về môi trường, Chủ tịch tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản cho hay: “Ở Nhật Bản, ngoài các quy định về quy chuẩn chất lượng nước như QCVN còn có quy chuẩn về 'Thế nào là một dòng sông an toàn, không bốc mùi hôi thối'.</p> <p style="text-align: justify;">Người dân Việt Nam sống cạnh các dòng sông chết không biết và không quan tâm về các chỉ số kỹ thuật nhưng điều họ mong mỏi nhất là cơ quan quản lý nhà nước xử lý được triệt để vấn đề mùi hôi thối bốc lên từ dòng sông ô nhiễm đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng đến cuộc sống”.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hồi sinh sông Tô Lịch: Dân không quan tâm chỉ số, chỉ mong hết mùi hôi
Người dân sống cạnh các dòng sông chết không quan tâm đến các chỉ số kỹ thuật, điều họ mong mỏi nhất là cơ quan quản lý nhà nước xử lý được triệt để mùi hôi thối.
Theo vietnamnet.vn
Người thợ xây nhà xoay 360 độ từ thuyền thúng, có thể nhân rộng?
Ngôi nhà được xây từ thuyền thùng xoay được 360 độ là một thiết kế độc lạ của người thợ Nguyễn Văn Lượng. Ngôi nhà còn ứng dụng điện thoại di động để điều khiển từ xa ngôi nhà xoay khi chủ đi vắng...
Vì sao Táo khuyết kích hoạt “nút tự hủy” với Apple Car?
Giấc mộng 10 năm mang tên Apple Car tiêu tốn nhiều tiền của cùng giấy mực của cộng đồng công nghệ đã chính thức bị Apple hủy bỏ.
Chức năng dò camera quay lén có trên điện thoại Xiaomi
Hệ điều hành dựa trên nền tảng Android - HyperOS 2.0 của Xiaomi trên các dòng điện thoại của hãng sẽ có thêm tính năng phát hiện camera giấu kín giúp bảo vệ quyền riêng tư.
iOS 18.1 Public Beta 2 có gì mới?
Sau hơn 1 tuần phát hành bản beta public đầu tiên của iOS.1 18 cho người dùng toàn thế giới thì mới đây, công ty cũng đã tung ra bản beta public thứ hai.
Có gì mới trong macOS Sequoia?
Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
iOS 18 chính thức được phát hành, có nên cập nhật?
Apple đã chính thức phát hành phiên bản hệ điều hành iOS 18 vào lúc 0 giờ ngày 17/9 (giờ Việt Nam) sau hơn ba tháng thử nghiệm beta.
“Gái hai con” Lan Phương “hack tuổi” với phong cách trẻ trung
Diễn viên Lan Phương chia sẻ, cô cảm thấy mình đóng phim tốt hơn nhiều từ khi có thêm trải nghiệm về kinh doanh.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?
Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
Những cách độc đáo bảo vệ ôtô khỏi thiệt hại do mưa lũ
Lũ lụt hay thiệt hại do mưa lũ gây ra cho ôtô là mối lo ngại lớn đối với những người sống ở các vùng dễ bị ngập úng. Các chủ xe nghĩ ra nhiều cách khác nhau để bảo vệ ôtô khỏi thiệt hại do các trận mưa lũ.
Tai nghe JBL Tour Pro 3: Độc đáo nhưng có... chất?
Ngoài sự độc đáo là màn hình lớn trên hộp đựng, tai nghe JBL Tour Pro 3 còn có sự nâng cấp về chất lượng âm thanh và nhiều tính năng khác.